Nhiều người chỉ khát mới uống nước là hoàn toàn sai lầm, vì đợi đến khi cơ thể khát nghĩa là các tế bào đã thiếu nước.
Chức năng thoát nước của thận giới hạn tối đa là 1.200ml/h, uống quá nhanh hoặc quá nhiều đều có thể gây ngộ độc nước. Người lớn bình thường mỗi ngày nên uống 7-8 cốc nước (1.500ml-1.700ml). Tuy nhiên những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch nặng, phù nề và các bệnh khác nên giảm lượng nước để phù hợp với cơ thể.
Các loại đồ uống như cà phê, chè hoặc các loại đồ uống nóng khác ở nhiệt độ bằng hoặc cao hơn 65 độ có thể dẫn đến bỏng thực quản (phụ thuộc vào từng người), tạo thành sự hao mòn thành thực quản và có thể dẫn đến ung thư.
Khi bạn vừa nạp thức ăn xong, uống nước lạnh sẽ làm đông lạnh những chất dầu mỡ có trong thức ăn bạn vừa ăn xong, làm cho quá trình tiêu hóa chậm đi. các chất này sẽ bám quanh ruột, biến thành chất béo, về lâu dài tăng nguy cơ gây ung thư.
Khi nước được đun đi đun lại nhiều lần sẽ trải qua quá trình thủy phân ngừng bốc hơi làm hàm lượng nitrat và các kim loại nặng trong nước tăng lên. Khi hấp thụ các chất này cho cơ thể sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe, có thể là những bệnh mãn tính,..
Đồ uống chứa quá nhiều khoáng chất và đường, đặc biệt là đường fructose có hại, là kẻ Gi*t người vô hình của hội chứng chuyển hóa và bệnh thận, đồng thời có thể gây ra sỏi thận.
Uống nước trước khi đi ngủ không phải là một điều cấm kỵ, uống nước trước khi đi ngủ có thể làm loãng độ nhớt của máu, nhưng để tránh thức giấc vào ban đêm, hãy uống một lượng nhỏ.
Chủ đề liên quan:
gây hại gây hại nên tránh nên tránh sai lầm khi uống nước sống khỏe uống nước uống nước