Cây thuốc quanh ta hôm nay

8 bài trà dược hỗ trợ trị tăng huyết áp

Theo Y học cổ truyền, tăng huyết áp thuộc phạm vi các chứng huyễn vựng (chóng mặt, hoa mắt), đầu thống (nhức đầu), thất miên (mất ngủ)...
Người bệnh có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và thường bị mất ngủ, tính tình hay cáu gắt.

Đông y có nhiều bài trà dược tác dụng bình can tiềm dương, thanh can tả hỏa, hóa đờm tiêu trễ, hỗ trợ điều tăng huyết áp">trị tăng huyết áp, nguyên liệu dễ kiếm, pha chế đơn giản. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.

1. Trà chi tử: chè búp non 30g, chi tử 30g. Hai vị trên cho vào nồi, đổ 800 - 1.000ml nước đun còn 400 - 500ml. Ngày uống 1 thang, chia 2 lần sáng chiều, uống nóng. Công dụng: tả hỏa thanh can, mát máu hạ huyết áp. Chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt.

2. Trà cúc hòe: hoa cúc, hoa hòe, chè xanh mỗi thứ 3g. Cho cả 3 vị vào cốc, đổ nước sôi đậy nắp ngâm 5 phút. Ngày uống 1 thang, uống dần. Công dụng: bình can trừ phong, thanh hỏa hạ huyết áp. Chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt.

3. Trà thiên ma: thiên ma 6g, chè xanh 3g, mật ong vừa đủ. Cho thiên ma vào nồi, đổ một bát to nước đun sôi 20 phút sau đó cho chè vào, đun thêm mấy phút nữa là được, lọc lấy nước cho mật ong vào uống. Ngày uống 1 thang, chia 2 lần, uống nóng, có thể ăn thiên ma. Công dụng: bình can tiềm dương, thư phong trừ thống. Chữa tăng huyết áp, đau đầu.

4. Trà đỗ trọng: lá đỗ trọng, chè búp xanh loại tốt mỗi thứ lượng bằng nhau. Hai thứ tán bột, trộn đều, đóng thành từng túi nhỏ bằng giấy lọc, mỗi túi 6g, cất giữ nơi khô ráo. Ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 1 túi pha nước sôi 10 phút uống nóng. Hoặc lấy 10g lá đỗ trọng, 3g chè pha nước sôi 10 phút hoặc đổ nước đun sôi kỹ, ngày uống 1 thang, uống nóng. Công dụng: bổ gan thận, cường gân cốt. Chữa tăng huyết áp kèm bệnh tim và đau lưng sườn.

5. Trà sơn tra hà diệp: sơn tra 15g, lá sen 12g. Hai thứ thái nhỏ, đổ nước vừa đủ đun sôi hoặc pha nước sôi uống. Ngày uống 1 thang. Công dụng: tiêu mỡ hóa trễ, hạ áp giảm mỡ. Chữa tăng huyết áp, mỡ trong máu cao, giảm béo.

6. Trà tâm sen: tâm sen 3g cho vào cốc, đổ nước sôi ngâm 5 - 10 phút. Ngày uống 1 - 2 lần. Công dụng: thanh tâm, hạ huyết áp, tỉnh táo, cầm máu. Chữa tăng huyết áp, đau đầu, tim đập mạnh, mất ngủ.

7. Trà la bố ma: la bố ma 500g. Lá la bố ma rửa sạch cho vào ngâm nước nóng khoảng từ 12 - 21 giờ (mùa hè phải để ở chỗ râm mát), vò thành dạng sợi, sấy khô ở nhiệt độ thấp để nó gần giống với chè bình thường, cho ít hoa nhài tươi vào cùng trong lọ kín để ướp trong 24 giờ, nhặt hoa ra, sấy khô ở nhiệt độ 50 - 60 độ C trong 5 - 10 phút (để làm bốc hơi nước do hoa nhài bay ra), đóng riêng thành từng túi giấy lọc 4,5g, cất nơi khô ráo. Uống ngày 1 lần, mỗi lần 1 túi pha nước sôi 10 phút. Công dụng: bình can hạ áp, an thần lợi tiểu. Chữa tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, mất ngủ.

8. Nước cây lạc: toàn bộ cây lạc khô 50g cắt thành từng đoạn nhỏ, ngâm rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước nấu uống thay chè. Ngày 1 thang, uống lúc nào cũng được. Chữa tăng huyết áp, mỡ trong máu cao.

Lương y Đình Thuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/8-bai-tra-duoc-ho-tro-tri-tang-huyet-ap-n146068.html)

Chủ đề liên quan:

bài trà hỗ trợ

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, bệnh lao phổi là phế lao. Nguyên nhân gây bệnh là do chính khí hư, tinh huyết suy tổn để bệnh tà xâm phạm vào phế.
  • Theo y học cổ truyền, viêm bàng quang là bệnh chủ yếu do thấp nhiệt uất ở hạ tiêu, bàng quang gây nên. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu là thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm làm chính.
  • Lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium. Bệnh thường ở phổi, nhưng cũng có thể ở các tạng phủ khác (lao màng não, lao màng phổi, lao màng bụng, màng tim, lao hạch, lao khớp...).
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Trước đây người ta thường biết đến mề đay như một căn bệnh chỉ gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà không nghĩ rằng đôi khi nó cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nghiên cứu thuộc trường Đại học McGill ở Montreal, Canada phát hiện một loại phân tử chỉ có ở người và linh trưởng mà một lượng nhỏ phân tử này cũng có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY