trân trọng và cảm ơn tp.hcm đã hỗ trợ và giao lưu hợp tác với các tỉnh của lào
Bộ Xây dựng và AFD hợp tác hỗ trợ tăng khả năng chống chịu và phục hồi cho đô thị Việt Nam
Bà elisa fernandez saenz, trưởng đại diện un women tại việt nam cho biết, đại dịch covid-19 làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng đã tồn tại từ trước trong đó có các vấn đề về giới ở việt nam. việc phụ nữ bị mất việc làm, mất nguồn thu nhập và bị tăng gánh nặng chăm sóc không lương cho thấy sự bất bình đẳng về vai trò giới cũng như sự gia tăng phụ thuộc về kinh tế và tính dễ bị tổn thương của phụ nữ. do đó, sự căng thẳng kinh tế, sự bất ổn liên quan đến thiên tai và sự hạn chế trong việc tiếp cận hay trang bị kiến thức về các dịch vụ hỗ trợ có thể làm gia tăng nguy cơ bạo lực với phụ nữ và trẻ em.
Dự án với mục tiêu nâng cao khả năng phục hồi của phụ nữ trong đại dịch covid-19 và nâng cao năng lực của các tổ chức địa phương trong việc đáp ứng nhu cầu của phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực với trọng tâm là tp.hcm và tỉnh tiền giang. ước tính có khoảng 8.000 phụ nữ nghèo hoặc cận nghèo, người thất nghiệp hoặc người bị mất thu nhập, người di cư, người có nguy cơ bị bạo lực cao hơn hoặc là nạn nhân của bạo lực và lạm dụng sẽ được hưởng lợi từ việc nhận các gói hàng hỗ trợ, tiền mặt và hỗ trợ kĩ thuật có tính đáp ứng giới để phục hồi sinh kế.
Bà Robyn Mudie, Đại sứ Úc tại Việt Nam và bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng Đại diện UN Women tặng quà tại sự kiện.
“dự án giải quyết các vấn đề liên tầng của phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực và phụ nữ có thu nhập không ổn định. mục tiêu của chúng tôi là hỗ trợ khả năng chống chịu của phụ nữ, thu nhập của họ và khả năng tiếp cận được những hỗ trợ để đảm bảo an toàn và thịnh vượng.” bà robyn mudie, đại sứ úc tại việt nam cho biết.
Thông qua các hoạt động truyền thông, dự án mới sẽ trang bị cho những người hưởng lợi các kiến thức và kĩ năng sống để đối phó với bạo lực trên cơ sở giới và tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ sẵn có. các can thiệp của dự án cũng được thiết kế nhằm nâng cao năng lực cho hơn 2.000 nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ để có thể đáp ứng hiệu quả 24/7 các nhu cầu của phụ nữ theo hướng tổng hợp, dựa trên hướng dẫn của gói dịch vụ thiết yếu dành cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực của liên hợp quốc.
Bà lâm thị ngọc hoa, phó chủ tịch thường trực hội liên hiệp phụ nữ tp.hcm cho biết, ảnh hưởng của dịch covid-19 tại tp.hcm đã để lại nhiều hệ lụy đến đời sống của người dân, nhất là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. do đó, cần có thêm nhiều giải pháp để phục hồi, phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực chăm lo an sinh xã hội và đặc biệt là hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị thiệt hại, nhằm phấn đấu để không ai bị bỏ lại phía sau.
Điều tra quốc gia thứ hai về bạo lực đối với phụ nữ ở việt nam năm 2019 cho thấy, cứ ba phụ nữ thì có hai người (62.9%) từng kết hôn đã từng bị chồng bạo hành trong đời. khoảng một nửa (49.6%) phụ nữ được phỏng vấn cho biết họ từng bị bạo lực nhưng chưa từng nói với ai, và 90.4% trong số đó không tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia.
Do covid-19, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ đã giảm 8% trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến 2021, cụ thể là giảm từ 70.9% xuống còn 62.3%. covid-19 đã góp phần làm giảm thời gian làm việc của phụ nữ cũng như số lượng công việc trong các ngành sản xuất và dịch vụ. một đánh giá nhanh thực hiện bởi unicef, unfpa và un women với sự hỗ trợ của dfat vào năm 2021 cho thấy phụ nữ và trẻ em có nguy cơ bị bạo lực cao hơn trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Đối thoại "Phụ nữ và ngoại giao - Vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo và quản lý": Truyền cảm hứng cho phụ nữ và cán bộ làm công tác đối ngoại
World Vision Việt Nam: góp phần chấm dứt và bảo vệ trẻ em trước các nguy cơ bạo lực