Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

8 điều bệnh vẩy nến nên và không nên làm

Có rất nhiều điều mà người bị bệnh vẩy nến nên và không nên làm để hỗ trợ điều trị bệnh. Những thói quen kém khoa học có thể làm bệnh trầm trọng hơn

cho dù bạn mới điều trị bệnh vẩy nến hay điều trị rất lâu rồi thì việc thay đổi các thói quen làm bệnh chuyển biến khá tích cực. bạn nên nhớ những điều mà khi bị bệnh vẩy nến nên và không nên làm qua những gì mà chúng tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây. 

8 điều bệnh nhân bị vẩy nến nên và không nên làm

Nếu bạn bị bệnh vẩy nến thì hãy áp dụng ngay những điều mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây:

1/ Bạn nên trò chuyện nhiều với bác sĩ da liễu

Hãy thường xuyên gặp bác sĩ da liễu theo đúng lịch hẹn để thăm khám và theo dõi tiến triển của bệnh vẩy nến. Hãy chuẩn bị sẵn những vấn đề mà bạn muốn hỏi để trao đổi với bác sĩ. Bao gồm những chuyển biến cũng như triệu chứng của bệnh.

Khi các dấu hiệu bệnh trở nên trầm trọng hơn hoặc phương pháp điều trị cũ không có chuyển biến thì bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lên các phương án điều trị hiệu quả hơn.

2/ Bạn nên dưỡng ẩm thường xuyên hơn

Da khô dễ tạo điều kiện cho bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng hơn, chính vì vậy hãy luôn duy trì một lượng ẩm vừa đủ cho da. đây cũng là cách duy trì lớp hàng rào bảo vệ, tránh cho da bị tác động bởi các tác nhân từ bên ngoài.

Sau khi tắm hãy thoa một lớp kem dưỡng ẩm lên da. Thông thường các loại kem như Vaseline, Cetaphil, kem Eucerin… có tác dụng khá tốt . Ngoài ra có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm có chứa Thu*c theo đơn của bác sĩ.

Càng về mùa đông thì da càng dễ mất đi độ ẩm, dễ bị khô và các biểu hiện sẽ càng trầm trọng hơn. theo các bác sĩ chuyên khoa, việc người bệnh vẩy nến không dùng kem dưỡng ẩm hoặc không bôi bắt cứ loại Thu*c nào có thể làm gia tăng các triệu chứng bệnh.

3/ Bạn nên tắm với các nguyên liệu tự nhiên

Đã rất nhiều bệnh nhân thấy triệu chứng vẩy nến giảm hẳn, tình trạng viêm cũng được cải thiện nếu như ngâm mình trong nước ấm 15 phút mỗi ngày.

Người bệnh cũng có thể thêm một chút muối, bột yến mạch… để làm dịu các triệu chứng trên da.

4/ Bạn nên tắm nắng

Trên thực tế thì rất nhiều bệnh nhân thấy các dấu hiệu bệnh được cải thiện khi họ thường xuyên tắm nắng. Vì tia cực tím từ ánh nắng mặt trời có thể tác động tích cực đến tình trạng bệnh.

Tuy nhiên da có thể bị ung thư nếu tiếp xúc với tia cực tím. Chính vì vậy chỉ nên phơi nắng những vùng da bị bệnh. Còn những vùng da khác nên dùng kem chống nắng để hạn chế tiếp xúc.

Chú ý: chỉ nên phơi nắng khoảng 15 phút, việc phơi quá lâu có thể gây cháy nắng và làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

5/ Bạn nên có những suy nghĩ tích cực

Những triệu chứng bệnh thường làm da xuất hiện các vùng da lồi lõm, mất thẩm mỹ làm người bệnh có tâm lý tự ti, chán nản và ngại tiếp xúc với người khác.

Bạn đừng có quá bi quan khi mà trên thế giới có tới 100 triệu người đang có biểu hiện tương tự như bạn.

Hãy chia sẻ suy nghĩ với gia đình, bạn bè, thậm chí với bác sĩ điều trị để có thể có những giải pháp tốt hơn. Tâm lý tích cực làm tác động tốt tới tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải.

6/ Đừng chà xát quá mạnh lên vùng da bị vẩy nến

Bạn nên nhẹ nhàng khi chạm vào những tổn thương trên da vì dễ làm chúng vị kích ứng và các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. nếu cảm thấy quá ngứa thì cũng không nên gãi vì có thể gây trầy xước, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da.

Bạn hãy xin ý kiến của bác sĩ để dùng loại kem bôi hoặc Thu*c mỡ giúp cân bằng độ ẩm và giảm ngứa. Đặc biệt đừng nên dùng nước nóng hoặc chà xát quá mạnh có thể làm tổn thương da, làm cho những biểu hiện bệnh trở nên trầm trọng hơn.

7/ Đừng quá căng thẳng

Một số trường hợp bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng hơn khi bệnh nhân quá căng thẳng. bạn hãy cố cân bằng cảm xúc để tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh.

Thay vào đó hãy tìm cách chăm sóc bản thân với các chế độ ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập luyện thể thao. Các biện pháp như ngồi thiền, thư giãn, đọc sách… là cách đơn giản mà mang khá nhiều lợi ích cho người bị vẩy nến.

8/ Đừng bao giờ bỏ cuộc

Cuộc chiến đấu với bệnh vẩy nến là một quá trình lâu dài và không phải ngày một ngày hai là đã có thể thành công. phương pháp điều trị bệnh có thể có hiệu quả với người này nhưng lại không có tác dụng với người kia. bạn cần có thời gian để lựa chọn các phương pháp thật sự phù hợp với mình.

Chính vì vậy bạn không nên bỏ cuộc mà phải luôn kiên trì, bền bỉ và lạc quan trong cuộc chiến chống lại bệnh vẩy nến.

Hy vọng rằng qua những chia sẻ ở trên bạn đã biết được những gì mà người bệnh vẩy nến nên và không nên làm. chắc chắn thử áp dụng đúng như những gì đã được hướng dẫn bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ rệt.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-vay-nen-nen-va-khong-nen-lam)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY