Bạn nên biết hôm nay

8 điều cần làm sau khi sinh con

Sau khi sinh con, người mẹ phải chăm sóc bản thân thật tốt để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Dưới đây là 8 điều quan trọng các bà mẹ mới sinh phải ưu tiên thực hiện ngay sau khi sinh.

Dinh dưỡng sau khi sinh con

1. Ăn đủ

sau khi sinh con, bạn cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất vì thiếu dinh dưỡng sẽ làm tiêu hao năng lượng bạn cần duy trì để nuôi con. Bạn nên chuẩn bị những bữa ăn nhẹ để khi có thời gian bạn có thể ăn. Ngoài ra, bạn cũng cần tăng cường hấp thu dịch nếu đang cho con bú. Quá trình cho con bú tạo ra một phản ứng nội tiết có thể làm tăng cảm giác khát, do vậy cần có sẵn nước để có thể uống bất cứ lúc nào.

2. Bổ sung vitamin như trước khi sinh con

Nhiều phụ nữ nghĩ rằng sau khi sinh con họ không cần bổ sung vitamin như trước lúc sinh. Nhưng nếu bạn đang cho con bú, cơ thể cần nhiều vitamin và khoáng chất hơn thời kỳ mang thai. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D và dầu cá omega-3 để trẻ có đủ dinh dưỡng cần thiết.

Những điều nên làm, nên kiêng sau khi sinh con

3. Hạn chế các cuộc thăm hỏi trong thời gian đầu

Gia đình và bạn bè bạn sẽ rất mong được nhìn thấy em bé nhưng điều đó không có nghĩa bạn phải cho phép họ. Sinh đẻ là một quá trình khó khăn với cơ thể bạn. Trong thời gian này, rất khó để duy trì năng lượng và những người khách tới thăm có thể làm tiêu hao thêm nguồn năng lượng (có hạn) của bạn.

4. Ngủ nhiều hơn

Giấc ngủ rất quan trọng cho quá trình phục hồi. Nhưng điều này lại thật khó cho những bà mẹ mới sinh. Theo March of Dimes, trẻ sơ sinh ngủ 16 giờ/ngày với 3-4 giờ mỗi lần khiến cho người mẹ thật khó để ngủ lâu. Cách tốt nhất là ngủ khi trẻ ngủ, thậm chí chỉ là những giấc ngủ ngắn và dạy trẻ phân biệt ngày đêm càng sớm càng tốt để bạn có thể dần có một giấc ngủ đêm ngon giấc. Ví dụ, hãy mở rèm cửa và giữ yên tĩnh trong giấc ngủ ngắn ban ngày và để phòng ngủ tối và thật yên tĩnh vào ban đêm.

5. Hãy kiên nhẫn khi cho con bú

Trong những ngày đầu, việc cho con bú sẽ thật khó khăn do người mẹ còn chưa quen. Người mẹ có thể bị nứt núm vú và kem bôi không có tác dụng và bị đau do co tử cung. Tất cả những điều này có thể ảnh hưởng tới việc cho con bú nhưng hãy thật kiên nhẫn.

6. Tập kegel

Việc bắt đầu luyện tập phụ thuộc vào tình trạng thể chất và tinh thần hiện tại của bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đi bộ và đi dạo vứi bé sơ sinh từ 20-30 phút mỗi ngày. Các chuyên gia cũng khuyên bạn tập Kegel (bài tập rèn luyện khung chậu) ngay sau khi sinh. Mang thai và sinh con có thể làm yếu cơ sàn chậu, kết quả là khiến cho khung chậu chịu áp lực, dễ bị tiểu tiện không tự chủ. Kegel là bài tập hiệu quả giúp những cơ này trở lại bình thường.

7. Bôi Thu*c giảm đau *m đ*o nếu cần

Nếu bạn sinh thường qua đường *m đ*o, bạn có thể phải chịu nhiều đau đớn và khó chịu ở phía dưới. Phương pháp điều trị tốt nhất cho những vết rạch *m đ*o này là bôi lidocaine để làm tê vết thương, trong khi tắm ngồi và ibuprofen sẽ giúp giảm sưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm đau bằng cách cho nước ấm vào bình xịt và xịt lên *m đ*o trong và sau khi đi tiểu.

8. Yêu cầu giúp đỡ

Khi không thể dành thời gian cho bản thân là lúc bạn cần nhờ đến “sự trợ giúp của người thân”. Bạn không chỉ cần nhờ người trông con giúp để đi tắm, tranh thủ ngủ, mà còn có thể nhờ họ giặt giũ, nấu bữa tối, mua sắm thực phẩm... Nên nhớ, bạn được ưu tiên lúc này và mọi người muốn giúp đỡ bạn, đừng ngại làm phiền họ.

BS Thu Vân

(theo SE)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/8-dieu-can-lam-sau-khi-sinh-con-n121000.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuân năm nay được xếp là năm tốt. Theo ông bà ta ngày xưa - năm Quý Tỵ sinh con tuổi Quý gia đình phước lộc, họ hàng phúc đức... Nhưng câu nói trên chỉ đúng cho những cặp vợ chồng son, những gia đình chưa có tiếng “bi - bô” con trẻ.
  • Khi mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ở lứa tuổi còn trẻ và còn trong độ tuổi sinh sản và chưa có con hoặc chỉ có một con, một câu hỏi thường xuyên đặt ra với người bệnh và người nhà rằng: bệnh ĐTĐ có thể di truyền, nếu có con liệu bệnh có thể truyền đến thế hệ sau?
  • Nuôi con bằng sữa mẹ, cần được hiểu như một vấn đề sức khoẻ cộng đồng, cần có một chiến lược thúc đẩy mạnh mẽ, và mỗi bà mẹ khi sinh con, đều có hiểu biết đúng, thực hành tốt, về nuôi con bằng sữa mẹ, sẽ là biện pháp, nhằm tăng cường sức khoẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và bệnh tật ở trẻ.
  • Khao khát sinh con trai đến mức ám ảnh, nhiều cặp vợ chồng đã bất chấp sức khỏe để “ứng dụng” nhiều cách thức khó.
  • Vốn có cơ địa lồi, vậy nhưng sau khi sinh em vẫn không hề bị sẹo lồi. Nói là may mắn thì có lẽ không phải, tất cả đều cần có “chiêu”.
  • Mangyte ơi, em đi hiến máu nhân đạo nhận được kết quả dương tính HTLV1. Cho em hỏi bệnh này có nguy hiểm, có nguy cơ bệnh bạch cầu không ạ?
  • Mangyte ơi, mẹ chồng em nói nếu vợ chồng cùng nhóm máu thì không thể có con trai. Mẹ nói vậy có đúng không?
  • Bạn tôi năm nay 27 tuổi, đang sống và làm việc tại Đà Lạt. Anh ấy bị lạc tinh hoàn bẩm sinh ngoài ổ bụng, bên phải cách D**ng v*t khoảng 1,5 - 2cm.
  • Em thường cảm thấy đau tức tinh hoàn. BS kết luận là bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, liệu bệnh có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không, Mangyte?
  • Hơn 10 năm tìm thầy chữa trị, ông Lưu Ngọc Thuận và bà Lưu Thị Phi (trú tại xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) vẫn không một lần được hưởng niềm vui được làm cha mẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY