Sức khỏe hôm nay

Người bệnh đái tháo đường có nên sinh con?

Khi mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ở lứa tuổi còn trẻ và còn trong độ tuổi sinh sản và chưa có con hoặc chỉ có một con, một câu hỏi thường xuyên đặt ra với người bệnh và người nhà rằng: bệnh ĐTĐ có thể di truyền, nếu có con liệu bệnh có thể truyền đến thế hệ sau?

(SKDS) - Khi mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ở lứa tuổi còn trẻ và còn trong độ tuổi sinh sản và chưa có con hoặc chỉ có một con, một câu hỏi thường xuyên đặt ra với người bệnh và người nhà rằng: bệnh ĐTĐ có thể di truyền, nếu có con liệu bệnh có thể truyền đến thế hệ sau? Có con trước khi được chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ thì những người con đó có bị di truyền bệnh không? Khi bố mẹ hoặc anh/chị mình mắc bệnh ĐTĐ, chuyện tương tự có thể xảy ra với mình hay không?... Những thông tin sau đây phần nào giúp giải đáp những thắc mắc trên.

Trước tiên cần phải nói ngay rằng: phần lớn bệnh nhân mắc ĐTĐ đều có thể có con. Bệnh ĐTĐ là một bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả những yếu tố di truyền và yếu tố không di truyền. Để có thể tư vấn cho bệnh nhân tốt, cần xét đến các yếu tố như: niềm mong muốn của người bệnh, lịch sử bệnh của gia đình bệnh nhân, đặc điểm bệnh hiện tại, các chỉ số sinh học...

Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh ĐTĐ typ 2, khả năng mắc bệnh của con là 15%. Nhưng nếu cả bố và mẹ đều bị mắc bệnh ĐTĐ typ 2, khi đó khả năng con sẽ mắc bệnh giống bố mẹ tăng lên tới 75%, hay nói một cách khác số con của cặp vợ chồng mắc bệnh ĐTĐ typ 2 sẽ tiến triển tới bệnh ĐTĐ chiếm khoảng 3/4.

Nếu bản thân bị mắc bệnh ĐTĐ, khi làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh cho thế hệ trước, người ta ước đoán bố/mẹ người đó sẽ có khả năng mắc bệnh tới 40% (cứ 2 bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ, sẽ có gần 1 người có bố/mẹ cũng mắc ĐTĐ).

Khi trẻ sinh ra, những gen gây bệnh ĐTĐ đã có sẵn trong tinh trùng của bố và trứng của người mẹ, những gen bệnh này sẽ có thể di truyền đến thế hệ sau, dù rằng lúc đẻ con, người bố hoặc mẹ đó chưa hề mắc bệnh ĐTĐ. Và một điều quan trọng cần nhớ rằng: dù có gen bệnh trong người, nhưng những người này có thể giảm hơn 50% nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ chỉ bằng cách có lối sống tốt, khoa học. Chẳng ai chọn được bố mẹ, nhưng ai cũng có thể chọn được lối sống của mình.

Nếu bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có anh/chị em sinh đôi khác trứng, khả năng mắc bệnh của người đó sẽ là 10%. Nhưng nếu là sinh đôi cùng trứng, khả năng mắc bệnh sẽ lên đến 90%.

Đối với những người mắc ĐTĐ typ 2 ở tuổi rất trẻ (thời niên thiếu hoặc vị thành niên), đây là loại bệnh di truyền trội - khả năng mắc bệnh của con hoặc anh/chị em của bệnh nhân này sẽ vào khoảng 50%.

Một người trẻ có thể đánh giá khả năng mắc ĐTĐ typ 1 là 8-9% nếu bố mắc ĐTĐ typ 1; là 2 - 3% nếu mẹ mắc bệnh ĐTĐ typ 1; và sẽ là 30% nếu cả bố và mẹ mắc ĐTĐ typ 1. Như vậy, nếu mẹ bị mắc ĐTĐ typ 1, khả năng di truyền sang con khá thấp.

Một cách khái quát, anh chị em của người mắc ĐTĐ typ 1 sẽ có khả năng mắc bệnh ĐTĐ typ 1 là 10% (1/10 anh chị em có khả năng mắc cùng chứng bệnh ĐTĐ typ 1). Khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên rất cao (90%) nếu người anh chị em đó có cùng nhóm kháng nguyên bạch cầu (HLA) và có hiệu giá kháng thể liên quan đến bệnh ĐTĐ cao. Nhưng khả năng mắc bệnh sẽ chỉ còn 1% nếu không cùng nhóm kháng nguyên bạch cầu và không có kháng thể liên quan đến bệnh ĐTĐ.

Với những cặp sinh đôi cùng trứng, khả năng mắc bệnh khoảng 40%. Nhưng nếu sinh đôi không cùng trứng, khả năng mắc bệnh còn 15% ở người mắc ĐTĐ typ 1.

Những người mắc ĐTĐ muốn sinh con cần đặc biệt lưu ý:

Phụ nữ mắc ĐTĐ đang có mức đường máu cao không ổn định, khả năng bị dị tật thai có thể lên tới 22%. Do vậy, ổn định đường máu tốt những tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu là rất quan trọng để có thai được an toàn (khả năng bị dị tật thai chỉ tương đương như người không mắc ĐTĐ là 1%). Hãy nói với bác sĩ về kế hoạch có con để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Bố hoặc mẹ mắc ĐTĐ đang ở vào giai đoạn biến chứng nặng, khả năng sống thêm không còn nhiều (ví dụ suy thận giai đoạn cuối) nên khó có khả năng chăm sóc nuôi dạy trẻ nên cân nhắc chuyện sinh con.

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Huy Cường

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguoi-benh-dai-thao-duong-co-nen-sinh-con-6833.html)

Tin cùng nội dung

  • Người bị bệnh thận hay băn khoăn nên uống nước như thế nào là đủ? Vì thận yếu, uống nhiều sợ làm thận yếu thêm, nhưng uống ít lại e là cơ thể không đủ nước.
  • Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY