Kinh tế xã hội hôm nay

8 giờ, 30 y bác sỹ vừa phẫu thuật vết thương sọ não, vừa nối đồng thời 2 bàn tay đứt rời cho nam bệnh nhân ở Thái Nguyên

Nam bệnh nhân 45 tuổi nhập viện trong tình trạng shock đa chấn thương do mất máu nhiều, đứt hoàn toàn bàn tay trái, bàn tay phải chỉ còn dính cầu da mặt sau cổ tay. Đồng thời, vết thương sọ não vùng chẩm gây rách màng cứng, tụ máu và dập não.

Ngày 7/5, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết, anh T.V.A. (45 tuổi, phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên) đang phục hồi tốt sau 10 ngày phẫu thuật nối 2 bàn tay và phẫu thuật vết thương sọ não vùng chẩm.

Hiện, anh tỉnh táo, không đau đầu, vết mổ khô liền tốt, hai bàn tay hồng ấm hồi lưu máu tốt, các ngón tay cử động nhẹ.

Trước đó, ngày 10/4, anh V.A. gặp T*i n*n đứt hoàn toàn bàn tay trái, bàn tay phải đứt gần hết chỉ còn dính cầu da mặt sau cổ tay (đứt toàn bộ gân, cơ, xương đặc biệt đứt toàn bộ mạch máu và các dây thần kinh ngoại biên) và vết thương sọ não vùng chẩm gây rách màng cứng, tụ máu và dập não. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng shock đa chấn thương do mất máu nhiều.

Hội chẩn ban đầu, các bác sỹ Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nhận định đây là một trường hợp đa tổn thương phức tạp. Nếu không kịp thời cấp cứu, người bệnh có nguy cơ Tu vong hoặc để lại di chứng nặng nề có thể mất 2 bàn tay.

Các bác sỹ đã quyết định kích hoạt hệ thống báo động đỏ, nhanh chóng truyền máu, hồi sức tích cực nâng huyết áp và đồng thời thực hiện hồi sức gây mê cho người bệnh.

8 giờ, 30 y bác sỹ vừa phẫu thuật vết thương sọ não, vừa nối đồng thời 2 bàn tay đứt rời - Ảnh 1.

Hai bàn tay của người bệnh đã được phẫu thuật nối ghép vi phẫu thành công trong 8 giờ tại thời điểm ra viện ngày thứ 10 sau mổ. Ảnh: BVCC.

3 kíp phẫu thuật cấp cứu tiến hành đồng thời: kíp phẫu thuật vết thương sọ não do bác sỹ Trần Chiến khoa Ngoại thần kinh đảm nhiệm; Hai kíp phẫu thuật nối lại hai bàn tay đứt rời do bác sỹ Nguyễn Thanh Tùng khoa Chấn thương chỉnh hình đảm nhiệm thực hiện nối đồng thời hai tay.

Trong 8 giờ đồng hồ chạy đua với thời gian, các kíp gây mê, phẫu thuật Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã thực hiện nối thành công đồng thời 2 bàn tay đứt rời bằng kĩ thuật vi phẫu, vết thương sọ não.

Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng, phẫu thuật viên khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết, đây là ca mổ đặc biệt hơn những ca mổ khác vì ngoài đứt hoàn toàn bàn tay trái, bàn tay phải đứt gần hết, bệnh nhân còn có vết thương sọ não vùng chẩm, tụ máu và dập não cũng đồng thời phải mổ.

Thạc sĩ Tùng cho hay, thông thường thời gian phẫu thuật nối vi phẫu một bàn tay bị đứt rời từ 6 – 7 giờ, nhưng bằng kỹ thuật chuyên sâu và kinh nghiệm của các phẫu thuật viên đã nối thành công cả 2 bàn tay cho bệnh nhân chỉ trong vòng 8 giờ.

Để kịp thời cứu sống bệnh nhân, cùng một lúc các ê kíp với trên 30 bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên chạy đua với thời gian vừa hồi sức tích cực, truyền trên 10 đơn vị máu, vừa phẫu thuật sọ não và vừa phẫu thuật trồng lại chi thể bị đứt rời để bảo tồn, nuôi sống 2 bàn tay.

Đối với trường hợp bệnh nhân đa chấn thương thuộc các chuyên khoa khác nhau đòi hỏi cần sự chỉ huy của lãnh đạo Bệnh viện, sự phối hợp khẩn chương, nhịp nhàng ngay từ nơi Cấp cứu ban đầu đến các khoa liên quan mới mang lại hiệu quả cao nhất.

Sau phẫu thuật bệnh nhân được hồi sức, điều trị tích cực tại khoa Gây mê hồi sức và được chuyển về điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình.

Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng cho biết thêm, để có được phẫu thuật trồng lại chi thể đứt rời thành công thì việc bảo quản một phần cơ thể đứt lìa rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của cuộc mổ. Vì khi phần cơ thể đứt rời sẽ không còn được tưới máu nuôi dưỡng, các mô thiếu oxy và dưỡng chất, quá trình chuyển hóa ở tế bào tạo ra các chất độc sẽ dần phá hủy mô, làm mô ch*t dần trong khoảng 2-3 giờ sau khi đứt.

Do vậy bác sỹ Tùng khuyến cáo khi gặp những T*i n*n thương tích dẫn đến đứt lìa một phần chi thể việc đầu tiên là giảm đau, cầm máu bằng băng ép vết thương cho bệnh nhân. Phần đứt rời được rửa bằng nước sạch, tuyệt đối không được rửa phần chi thể đứt lìa bằng xà phòng, không cho trực tiếp vào đá lạnh mà nên bọc trong mảnh vải hay miếng gạc, cho vào túi nilon buộc kín, phủ đá lạnh trong môi trường từ 2-8 độ C.

Các thao tác cần phải nhanh gọn, cẩn thận, nhẹ nhàng và nhanh chóng chuyển nạn nhân cùng phần chi thể đứt rời đến cơ sở y tế có đủ điều kiện và năng lực nối ghép lại phần chi thể đứt rời đó.

Theo Tổ quốc

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/8-gio-30-y-bac-sy-vua-phau-thuat-vet-thuong-so-nao-vua-noi-dong-thoi-2-ban-tay-dut-roi-cho-nam-benh-nhan-20200507220650954.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY