Vào ngày đầu tháng, mọi người kiêng xuất tiền của, cụ thể là tránh đi vay, và cũng tránh cho mượn, đòi nợ hay trả nợ để tránh việc bị "dông" cả tháng. Ngày đầu năm mà xuất tiền của, đòi nợ… sẽ không vui và là dấu hiệu của việc không gặp may mắn về đường tiền của. Đặc biệt với những người kinh doanh, buôn bán rất kiêng những điều này.
Ngày xưa chỉ có những gia đình nghèo mới ăn cháo vào buổi sáng. Vì vậy, gia đình bạn nên ăn cơm vào sáng mồng 1 để thu hút sự giàu có, tài lộc trong năm mới. Bên cạnh đó, sáng mồng 1 tháng Giêng được ông cha ta từ xưa tin rằng là thời điểm các vị thần xuất hiện nhiều nhất trong năm mới, đó cũng là lý do tại sao chúng ta nên ăn chay để thể hiện sự tôn trọng.
Ngoài ra, người ta còn kiêng ăn thịt chó, thịt vịt, mực hay xôi trắng vào ngày mùng 1 vì quan niệm sẽ bị hãm tài, gặp những điều không may mắn, mất tiền của… nói chung là những điều không vui. Các vùng miền khác nhau thì còn kiêng thêm một số món như ở miền Trung kiêng trứng vịt lộn và thịt vịt vì họ cho rằng sẽ gặp phải vận xui. Ở một số vùng còn kiêng ăn tôm do sợ bị đi giật lùi.
Mừng tuổi cho người vẫn còn đang năm trên giường được coi là hành động dành cho một người bị ốm, nó là điều không hay vào đầu năm mới. Vì vậy hãy chờ họ thức dậy rồi mới mừng tuổi, lì xì nhé.
Ngày thường thì bạn nên dọn dẹp nhà thường xuyên để nhà cửa luôn sạch sẽ, nhưng mùng 1 tết thì tuyệt đối không. dân gian xưa cho rằng nếu sáng mùng 1, bạn đổ nước, dọn rác trong nhà nghĩa là bạn đang quét tiền bạc, tài lộc của nhà mình ra ngoài cửa.
Theo quan niệm người xưa, việc cắt móng tay, móng chân hay cắt tóc vào mồng một sẽ đem lại sự xui xẻo. Bởi vì tóc, móng tay, móng chân là một bộ phận trên cơ thể con người, không nên cắt bỏ những gì của cơ thể trong những ngày đầu của tháng, của năm. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người đó.
Đối với người làm ăn buôn bán thì ngày đầu năm rất quan trọng, nhất là khi khai trương mở hàng. Họ sẽ thắp hương, khấn vái với mong muốn sẽ được may mắn trong cả tháng đó. Bên cạnh đó, họ cực kỳ chú ý, quan tâm đến khách mở hàng. Vì vậy, để tránh xảy ra những sự cố ngoài ý muốn nên sởi lởi, thuận mua vừa bán.
Những ngày đầu tháng, ông bà ta thường kiêng đi thăm phụ nữ mới sinh vì theo quan niệm "sinh dữ tử lành". Đặc biệt là những người làm ăn, kinh doanh buôn bán thì càng tin và kiêng. Thường thì họ sẽ chờ đến giữa tháng hoặc cuối tháng mới đi thăm và người đi thăm thường là phụ nữ.
Thật ra dân gian kiêng đi thăm bà đẻ trong tháng đầu là có cơ sở, không phải hoàn toàn là do mê tín. Vì trong tháng đầu tiên, người mẹ và em bé rất mệt mỏi, nhất là em bé, hệ hô hấp miễn dịch còn chưa được hoàn thiện, cần được nghỉ ngơi thật nhiều, không gian cần yên tĩnh và sạch sẽ. Việc nhiều người tới thăm sẽ khó tránh khỏi việc ồn ào, bụi bặm sẽ nhiễm vào người mẹ và em bé, nếu khách tới chơi bị cảm cúm hoặc ốm bệnh thì rất nguy hiểm.
Cần chú ý đến lời ăn tiếng nói trong ngày mùng 1. trong những ngày này, người ta thường nói chuyện vui, chúc tụng nhau và cố giữ vẻ hòa khí, thân thiện. người lớn tránh việc quát tháo, mắng mỏ, trẻ con thì hạn chế việc quấy nháo, khóc lóc, giữ cho không khí gia đình hòa thuận, vui vẻ.
Nếu chẳng may nói những điều không vui, không biết có “vận” vào người hay không nhưng sẽ khiến người xung quanh cảm thấy khó chịu đấy.
Người Việt Nam quan niệm rằng, làm đổ vỡ chén đĩa, đồ dùng trong nhà vào ngày mồng một là cực kỳ không tốt, báo hiệu cho sự đổ vỡ xui xẻo, đặc biệt là vỡ gương, chén bát.
những việc kiêng kỵ trên tuy không có cơ sở khoa học nào để chứng minh và mang tính tham khảo, nhưng ông bà xưa có câu "có thờ có thiêng, có kiêng có lành", giúp mọi người yên tâm hơn về vấn đề tâm lý. tuy vậy, những người nào không tin thì cứ làm theo bản thân mình mong muốn. miễn vui và tốt là được rồi.