Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

9 năm lui tới chăm sóc cụ già, nữ y tá giữ kín một bí mật mà đến lúc can đảm nói ra chỉ nhận được gương mặt vô hồn của đối phương

Trong suốt 9 năm trời, Phyllis Whitsell đã lui tới chăm sóc cho một bà cụ cô độc mà không hề tiết lộ thân phận thật của mình.

Thấy dung mạo con gái vừa chào đời, chồng nghi vợ ngoại tình nên bạo hành rồi ly hôn đẩy gia đình đến bi kịch, 30 năm sau sự thật sáng tỏ

Lớn lên ở trại trẻ mồ côi tại Birmingham, Anh, Phyllis Whitsell luôn mơ ước được gặp lại mẹ. Người đứng đầu trại trẻ mồ côi đã nói với Phyllis rằng bố cô đã qua đời trước khi cô chào đời và mẹ cô cũng ra đi mãi mãi sau khi hạ sinh cô được 6 tháng. Thế nhưng, câu chuyện thật sự của gia đình Phyllis không hoàn toàn đúng như vậy.

Năm Phyllis được 4 tuổi, cô được một gia đình sống từ Erdington nhận nuôi. Từ dạo đó, cô đã nhen nhóm hy vọng sẽ tìm gặp mẹ ruột của mình.

"Sâu thẳm trong tôi mách bảo rằng mẹ tôi vẫn còn sống ở đâu đó và bà đang gặp khó khăn. Không có một bà mẹ nào muốn từ bỏ con cái trừ khi họ gặp phải vấn đề gì đó" - Phyllis nói.

Gia đình nhận nuôi Phyllis vô cùng tốt bụng và bản thân cô cũng nỗ lực rất nhiều để hòa hợp với họ. Thế nhưng, dù có cố gắng đến đâu thì Phyllis vẫn luôn cảm thấy bản thân khác biệt với anh chị trong nhà. Năm 1981, Phyllis lúc này đã 25 tuổi tin rằng cô không thể tiếp tục sống mà không biết gì về mẹ ruột.

Phyllis thời điểm trước khi cô biết được mẹ mình là ai.

Sau đó, phyllis trở về sống ở birmingham và làm nghề y tá quận. nơi đầu tiên mà phyllis đến tìm manh mối chính là trại trẻ mồ côi mà cô đã lưu trú suốt 4 năm đầu đời. tại đây, phyllis biết được rằng mẹ cô là người ireland có tên là bridget mary larkin và thường được gọi là tipperary mary.

Cuộc đời của bà Bridget khá bi kịch: Sau khi bị anh trai bạo hành, bà đã chạy trốn sang thành phố Coventry, Anh, và đắm mình vào chứng nghiện rượu. Bà Bridget sinh ra 5 người con từ mối quan hệ với 5 người đàn ông khác nhau. Tất cả những đứa trẻ đều được đưa đến các trại trẻ mồ côi hoặc cho gia đình khác nhận nuôi. Một bé trai trong đó bị bỏ rơi tại một quán rượu. Năm 1956, bà Bridget, 28 tuổi, đã cố hết sức để nuôi dưỡng Phyllis nhưng vô tình bỏ lại con gái tại quán rượu sau khi bà uống đến say bí tỉ.

"với tất cả những khó khăn, bà vẫn cố nuôi dưỡng tôi cho đến khi bà nhận ra bà không thể chăm sóc tôi một cách đàng hoàng. bà không thể đảm bảo sự an toàn cho tôi nên bà đã giao tôi lại cho người có thể mang đến cho tôi một cuộc sống tốt đẹp hơn, thay vì đợi đến lúc bà bắt buộc phải từ bỏ tôi" - phyllis chia sẻ.

Ảnh chụp bà Bridget vào năm 1997.

Bà Bridget đã đến thăm Phyllis vài lần sau khi cho con vào trại trẻ mồ côi. Mỗi lần như vậy, bà đều trong tình trạng say xỉn. Sau tất cả, Phyllis vẫn muốn tìm lại mẹ ruột.

Lúc đó, một viên cảnh sát đã hứa sẽ giúp đỡ phyllis và rồi cô lại nhận về tin tức không mấy vui vẻ: bà bridget hiện đang sống trong một ngôi nhà tồi tàn ở khu đèn đỏ cũ của birmingham. tình hình sức khỏe của bà không mấy khả quan sau nhiều năm vật lộn với chứng nghiện rượu và các cuộc ẩu đả. người dân địa phương gọi bà bridget là "bà lão tipperary mary giận dữ" bởi vì bà thường la hét người đi đường.

Cảnh sát khuyên Phyllis không nên tìm gặp mẹ bởi vì lo sợ điều đó có thể gây ảnh hưởng đến việc mang thai của cô. Chồng bà Phyllis khi đó cũng đồng tình với viên cảnh sát. Nhưng tất cả sự phản đối của mọi người đều không thể ngăn cản được Phyllis, chỉ có điều cô quyết định hoãn đến vài tháng sau khi sinh mới tìm gặp mẹ ruột.

2 tháng sau khi sinh con gái steward, phyllis đã lái xe đến gặp mẹ. mặc trên người trang phục của y tá quận, phyllis gõ cửa nhà bà bridget nhưng không thấy ai phản hồi. thế là phyllis đẩy cửa vào và lần đầu tiên trong suốt hơn 2 thập kỷ, cô cuối cùng cũng gặp lại mẹ ruột, người đang ngồi trên cầu thang.

"dù tôi đã chuẩn bị tinh thần nhưng vẫn bị sốc. mẹ tôi trông kiệt sức và thảm hại với gương mặt sưng phồng và đầy vết bầm vì cuộc ẩu đả hoặc té ngã trước đó. tóc tai của bà thì bết dính sang hẳn một bên" - phyllis kể.

Khi phyllis xuất hiện, bà bridget chẳng hề quan tâm người trước mặt mình là y tá và đến nhà với mục đích gì. nhưng phyllis thấy rõ trên gương mặt mẹ mình một sự nhẹ nhõm khi có người đến phá vỡ sự tồn tại đơn độc của bà.

Sau đó, cả hai ngồi tâm sự cùng nhau. không mất quá lâu để bà bridget chia sẻ rằng bà đã phải từ bỏ đứa con gái đáng yêu của mình khi đứa trẻ còn nhỏ. 1 tiếng đồng hồ trò chuyện với mẹ ruột khiến phyllis cảm thấy ấm áp hơn bao giờ hết. từ dạo đó, phyllis thường xuyên lui tới nhà mẹ ruột để chăm sóc bà.

"thỉnh thoảng, tôi chăm sóc vết thương cho bà. có lúc thì tôi chỉ ngồi yên một chỗ và nghe bà nói chuyện. chúng tôi cũng thường ra ngoài đi ăn, dạo phố cùng nhau và tôi luôn giữ bí mật cho riêng mình. chúng tôi đã cùng tạo ra những kỷ niệm đẹp với nhau mặc dù chứng nghiện rượu khiến đầu óc bà không được tỉnh táo và có lúc mẹ còn quên cả tôi là ai. tôi không ngừng lo cho bà, đến nỗi không ít lần tôi giật mình thức giấc giữa đêm và tự hỏi liệu mẹ có ổn không.

bà đã yêu thương tôi đến nỗi chấp nhận từ bỏ tôi và tôi nghĩ giờ là lúc để tôi chăm sóc lại cho bà. tôi chưa từng đánh giá việc làm của bà. đối với tôi, mẹ chỉ là nạn nhân của chứng nghiện rượu và bà chỉ không có được cơ hội nuôi nấng tôi mà thôi" - phyllis chia sẻ.

Phyllis

Bà Bridget

Cứ như thế phyllis che giấu thân phận và lui tới chăm lo cho mẹ già trong suốt 9 năm đến lúc bà bridget bắt đầu có biểu hiện của hội chứng suy giảm trí nhớ. sức khỏe của bà bridget ngày càng tệ hơn và phyllis nhận ra rằng nếu như không nói ra sự thật ngay lúc này thì cô sẽ chẳng có cơ hội nữa.

"tôi nắm tay mẹ và nói ra sự thật thế nhưng, căn bệnh suy giảm trí nhớ của mẹ đã tồi tệ đến mức mẹ chỉ có thể nhìn tôi với gương mặt không chút biểu cảm. điều đó khiến trái tim tôi tan nát và tự trách bản thân vì sao không nói mọi chuyện sớm hơn".

Khi bà Bridget qua đời ở tuổi 62, Phyllis là một trong số ít những người đến tham dự đám tang của bà. Đến cuối cùng, cô cảm thấy mình thật may mắn khi tìm lại được mẹ ruột và ở bên bà trong những năm tháng cuối đời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/bon-phuong/9-nam-lui-toi-cham-soc-cu-gia-nu-y-ta-giu-kin-mot-bi-mat-ma-den-luc-can-dam-noi-ra-chi-nhan-duoc-guong-mat-vo-hon-cua-doi-phuong-2020102016173254.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và bội nhiễm.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY