Tiêu hóa hôm nay

Chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và bội nhiễm.
Nhiều bà mẹ bà băn khoăn không biết phải chăm sóc con thế nào để trẻ nhanh khỏi bệnh.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà (Bộ môn Nhi - Đại học Y Hà Nội): Tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 gây Tu vong cho trẻ em sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiêu chảy khá cao, trung bình mỗi năm một trẻ có thể mắc 2,2 đợt tiêu chảy. Có 80% các trường hợp ca Tu vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân chính gây Tu vong khi trẻ bị tiêu chảy là mất nước và điện giải, tiếp theo là suy dinh dưỡng (SDD). Trẻ bị SDD có nguy cơ bị tiêu chảy cao, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ và là gánh nặng về kinh tế đối với gia đình và xã hội, do đó bệnh tiêu chảy còn là một vấn đề toàn cầu.

Dấu hiệu nôn và tiêu chảy là đặc điểm nổi bật của tiêu chảy cấp do Rota virus gây ra đối với trẻ nhỏ. Trẻ nôn rất nhiều vào ngày đầu và giảm dần khi bắt đầu đi tiêu chảy. Đa số trẻ sẽ hết tiêu chảy sau thời gian từ 4-8 ngày.

Tuy nhiên, có thể vẫn còn tiêu chảy đến 2 tuần dù trẻ đã khỏe và đòi ăn trở lại. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước do đó cần phải đánh giá đúng mức độ mất nước để kịp thời theo dõi trẻ: quan sát tình trạng trẻ xem những biểu hiện của trẻ về mặt ý thức, tinh thần, các biểu hiện khát nước, độ căng của da, nước mắt của trẻ

Nguyên nhân sinh bệnh là virus, điển hình là Rota virus, vi khuẩn, lỵ, amip... hoặc tiêu chảy cũng có thể do chế độ ăn không phù hợp, bị nhiễm khuẩn đường ruột, tổn thương tại ruột hay dị ứng thức ăn...

Ngoài ra, một số yếu tố khác có nguy cơ sinh bệnh như: Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ tiêu chảy cao gấp 10 lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình; cho trẻ ăn thức ăn nấu chín để lâu ở nhiệt độ không đảm bảo, thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến; Không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh trước khi chế biến thức ăn cho trẻ..v.v.

Trẻ bị tiêu chảy cần được chăm sóc như thế nào?

Bù nước khi bé bị tiêu chảylà thật cần thiết:

Khi trẻ bị mất nước điều quan trọng nhất là phải bù nước kịp thời cho trẻ. Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol). Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp trẻ mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân. Mỗi gói ORS lớn cần pha với 1 lít nước đun sôi để nguội (không nên pha nửa gói ORS với nửa lít nước), mỗi gói ORS II hoặc mỗi viên/gói hydrite pha với 200ml nước đun sôi để nguội sử dụng trong vòng 24h.

Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ có các biểu hiện sau: Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục); Nôn tái diễn; Ăn uống kém hoặc bỏ bú; Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị; Sốt cao hơn; Có máu trong phân...

Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy:

Đối với trẻ mắc tiêu chảy cần cho ăn thức ăn mềm và lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau), nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ. Trẻ dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ: tiếp tục bú mẹ bình thường và tích cực cho trẻ bú mẹ là rất cần thiết. Sữa mẹ đóng vai trò rất quan trọng khi trẻ bị tiêu chảy vì trong sữa mẹ vừa đủ các chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, hấp thu.

Nếu trẻ bú sữa ngoài, vẫn tiếp tục cho bú bình thường. Trong một vài trường hợp bé bị tiêu chảy kéo dài cần có chỉ định của bác sĩ cụ thể khi sử dụng sữa. Trẻ lớn hơn: cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không nên bắt trẻ nhịn, kiêng khem.

Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài... Tránh dùng các loại thực phẩm có lượng đường nhiều và các chất điện giải thấp, các thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa.

Một số thói quen thường gặp sau đây của bà mẹ có thể gây ra những hậu quả trầm trọng cho trẻ

Dùng Thu*c chống nôn, cầm đi ngoài. Khi trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần, các bà mẹ thường cho trẻ ăn lá ổi, hồng xiêm xanh... Trẻ có thể ngừng đi ngoài ngay nhưng đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo và gây ra hậu quả là các tác nhân gây bệnh ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn khiến cho bệnh lâu khỏi, thậm chí nặng lên.

Bên cạnh đó, việc tự dùng kháng sinh của các bà mẹ sẽ dẫn đến hậu quả là làm rối loạn thêm vi khuẩn chí (vi khuẩn có ích) trong đường tiêu hóa của trẻ, vừa không chữa được bệnh lại dễ dẫn đến ngộ độc Thu*c và kéo dài ngày bệnh và giảm khả năng hấp thu của trẻ.

Thêm vào đó, việc bù dịch và điện giải không đúng quy định sẽ gây hậu quả là không bù được nước và điện giải, trẻ càng mất nước nhiều hơn, tình trạng nặng lên nhanh chóng.

Phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ

Giảm tần suất tiêu chảy có ý nghĩa quan trọng trong chăm sóc sức khỏe trẻ em do đó góp phần làm giảm tỉ lệ Tu vong và tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng.

Nuôi con bằng sữa mẹ: Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi. Sữa mẹ có chứa các chất miễn dịch, giúp trẻ chống lại bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là tiêu chảy mà các loại sữa động vật hay thức ăn nhân tạo không có được. Nếu không có điều kiện cho trẻ bú mẹ, cho trẻ ăn sữa động vật (cho trẻ ăn trước 6 tháng) hoặc sữa công thức với vật dụng là thìa và cốc.

Cải thiện tập quán cho trẻ ăn sam: Chỉ cho trẻ ăn bổ sung vào thời điểm 4-6 tháng khi mẹ không đủ sữa, trẻ chậm lên cân, quấy khóc. Lựa chọn thức ăn giàu chất dinh dưỡng và chế biến hợp vệ sinh. Cùng với sữa, phải cho trẻ ăn thức ăn nghiền nhỏ và bổ sung thêm trứng, thịt, cá và hoa quả.

Rửa tay thường quy: Cần rửa tay kỹ trong các trường hợp: Sau khi đi đại tiện, khi vệ sinh cho trẻ đi đại tiện; khi dọn phân của trẻ. Nấu kỹ thức ăn; Ăn thức ăn nóng hoặc hâm kỹ lại trước khi ăn.

Phòng bệnh bằng vắcxin: các bà mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine để đảm bảo cho trẻ có sức đề kháng chống lại bệnh tật. Tiêm phòng sởi vào tháng thứ 9 có thể giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của tiêu chảy. Hiện nay đã có vaccin Rota virus có hiệu quả phòng bệnh khoảng 72% trên trẻ em Việt Nam.

Theo Sức khỏe và Gia Đình
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cham-soc-tre-khi-bi-tieu-chay-cap-1658.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính (xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 4 tuần) hay mạn tính (dai dẳng). Tiêu chảy dẫn đến tình trạng mất nước, gây mệt mỏi, chóng mặt, mất ý thức, nhịp tim nhanh, hôn mê
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY