Thermopylae, hải chiến Salamis, Marathon là 3 trong số những trận đánh lớn trong buổi đầu lịch sử nhân loại.
|
Trận chiến thành Troy (năm 1260 TCN):Cuộc chiến giữa thành Troy và thành bang Sparta được xem là sớm nhất ở phương Tây được sử thi Homer ghi lại. Trong 10 năm, hai bên bất phân thắng bại. Năm thứ 10, người Sparta nghĩ ra diệu kế, giấu 100 binh lính vào con ngựa gỗ khổng lồ. Dân thành Troy tưởng đó là quà do thượng đế ban tặng, đã đẩy vào trong thành. Màn đêm buông xuống, quân Hy Lạp trong ứng ngoài hợp tấn công phá thành. Thành Troy từng cố thủ kiên cường trong 10 năm đã bị một con ngựa gỗ đánh bại. |
|
|
Trận Marathon (năm 490 TCN)diễn ra vào mùa thu năm 490 TCN giữa quân đội Athens (Hy Lạp) chống lại sự xâm lăng của người Ba Tư. Sau khi thắng trận, chiến binh Hy Lạp, Pheripides, đã chạy bộ vượt quãng đường hơn 42 km để về Athens báo tin chiến thắng. Tới nơi, chiến binh này chỉ kịp nói: “Chúng ta đã chiến thắng", rồi gục xuống và ra đi mãi mãi. Hình ảnh đó đã đi vào lịch sử, trở thành cảm hứng cho sự ra đời của môn chạy Marathon ở các kỳ Olympic ngày nay. |
|
TrậnThermopylae (năm 480 TCN):Đây là cuộc vệ quốc oai hùng của các chiến binh Sparta, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của người Ba Tư, diễn ra ở miền Trung của Hy Lạp. Để bảo toàn lực lượng cho quân chính quy rút lui, 300 chiến sĩ Sparta tử thủ, chống lại 10.000 quân địch. Khi giáo dài gãy, dũng sĩ Sparta đổi sang dùng kiếm. Kiếm gãy, họ dùng đá ném, dùng nắm đấm đánh trả. Dù quân địch đông hơn 30 lần, các dũng sĩ Sparta kiên cường chiến đấu, 3 lần đẩy lùi sự tấn công của đối phương, trước khi hy sinh. |
|
Salamis - trận thủy chiến lớn nhất thế giới cổ đại (năm 480 TCN): Sau thất bại ở trận Marathon năm 480 TCN, hoàng đế Ba Tư - Xerxes - đã huy động hơn 1.200 tàu chiến cùng khoảng 300.000 quân tiến sang xâm chiếm Hy Lạp theo ước nguyện của vua cha trước khi qua đời. Số lượng chiến thuyền của Ba Tư nhiều gấp 3-4 lần so với phía Hy Lạp; lại đồ sộ, được trang bị đầy đủ. Cuối cùng, binh đoàn khổng lồ của người Ba Tư đã bị đánh bại bởi các chiến binh Hy Lạp. Trận thua ở Salamis đã dập tắt hoàn toàn giấc mộng chinh phục châu Âu của Hoàng đế Xerxes của Ba Tư. |
|
Trận Peloponesus (431 đến 404 TCN):Đây là trận chiến giữa hai bang thành lớn nhất của Hy Lạp là Sparta và Athens, nổ ra từ năm 431 đến 303 TCN. Sparta có khoảng 60.000 kỵ binh và bộ binh, Athens có khoảng 30.000 quân, với 300 chiến thuyền. Sparta có lực lượng lục quân hùng mạnh, còn Athens lại chiếm ưu thế trên biển. Quân Athens mặc dù không chiếm ưu thế về binh lực nhưng chiến thuật tinh nhuệ, còn quân Sparta vừa đông, vừa được trang bị đầy đủ. Hai bên đánh mãi vẫn không phân thắng bại. Năm 421, chiến sự tạm thời yên ắng, hai bên kỷ “hòa ước Nicias” đình chiến trong 50 năm. |
|
TrậnIsusse (năm 333 TCN):Đây là chiến công lớn đầu tiên trong sự nghiệp huy hoàng của Alexandre Đại đế. Dù chỉ có 20.000 bộ binh, 5.000 kỵ binh, Alexandre Đại đế vẫn chủ động tấn công quân đội Ba Tư đông hơn rất nhiều. Trong trận này, quân Ba Tư tổn thất hơn 100.000 bộ binh và kỵ binh, vứt bỏ toàn bộ chiến xa và quân nhu. Cuộc viễn chinh của Alexandre Đại đế giành thắng lợi to lớn. Sau trận này, Alexandre đưa quân thẳng tiến chiếm được Ai Cập, Pakistan, đánh bại tiếp 200.000 quân Ba Tư trong trận Gaucamira, chiếm được cao nguyên Iran. Đến năm 330, đế quốc Ba Tư cổ đại bị diệt vong. |
|
Cuộc chiến thành Syracuse (212 TCN):Năm 212 TCN, quân La Mã tấn công thành Syracuse (khi ấy thuộc Hy Lạp), quê hương của nhà bác học Archimedes. Ông đã nghiên cứu và sáng tạo loại vũ khí mới gồm gương cầu lõm khổng lồ. Theo đó, từng đoàn lính xếp hàng trên mặt thành, dùng khiên đồng đã đánh bóng hứng ánh sáng Mặt Trời chiếu ánh nắng vào kẻ thù, thiêu cháy những cánh buồm no gió. Quân La Mã gọi ánh sáng của thành Syracuse là “tia ch*t” và “ngọn lửa tử thần”. Sau nhiều lần thất bại, quân La Mã yêu cầu ngừng chiến và trao trả tù binh. Thành Syracuse tưởng thật mở tiệc ăn mừng. Chính lúc này, những chiếc thuyền nhỏ của quân La Mã lặng lẽ tiến vào đánh úp. Không kịp phòng bị, thành Syracuse hoàn toàn thất bại. Archimedes bị lính La Mã sát hại. |
|
Trận Pharsalus (48 TCN):Đây là trận đánh đã thay đổi hoàn toàn số phận của Julius Ceasar, diễn ra ngày 9/8/48 TCN, tại Pharsalus (miền trung Hy Lạp). Trận chiến cho thấy tài bài binh bố trận của hoàng đế không ngai Caesar. Khi kỵ binh của Pompey tản ra chiến đấu thành các đội nhỏ, Caesar nhận thấy cơ hội tấn công. Ông bất ngờ ra lệnh ném lao vào kẻ thù. Cuộc tấn công đột ngột làm cho kỵ binh Pompey bị thương và chạy tán loạn. Caesar tiếp tục điều quân lên, khiến Pompey phải cử cả kỵ binh phía cánh trái sang chống đỡ. Cuối cùng, sau khi Pompey đã dồn hết lực lượng và không còn quân dự trữ, Caesar tung đoàn quân cuối cùng vào trận và chiến thắng. Đây là chiến thắng điển hình của Caesar - người được coi là một trong những nhà quân sự vĩ đại nhất lịch sử, vì đã đặt nền móng cho Đế chế La Mã. |
|
Hải chiến Actium (năm 31 TCN):Actium là hải chiến giữa các lực lượng của Octavian và liên quân của Marcus Antonius - Cleopatra VII vào năm 31 TCN. Trận đánh diễn ra trên vịnh Actium tại Hy Lạp. Chiến thắng của Octavian giúp ông củng cố quyền lực ở Rome, đặt dấu chấm hết cho nền Cộng hòa La Mã và mở đầu cho thời kỳ chuyên chế La Mã. Sau trận thua này, nữ hoàng Cleopatra Tu tu. |
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
Link bài gốc Lấy link
https://zingnews.vn/9-tran-danh-lon-nhat-chau-au-thoi-co-dai-post922455.html
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing