Theo ghi nhận của pv báo gia đình & xã hội trong nhiều ngày cuối tháng 9/2020, đoạn đê hữu sông cầu thuộc địa phận huyện yên phong, tỉnh bắc ninh dày đặc những bãi tập kết cát, sỏi, vật liệu xây dựng khổng lồ chạy dọc sông qua địa phận các xã tam giang, đông tiến, yên trung…
Tất cả những khu tập kết đa phần đều có công trình được xây dựng lợp tôn rất kiên cố. theo phản ánh của người dân, những trạm xây dựng bê tông này đã hoạt động vài năm nay kể cả khi ubnd tỉnh bắc ninh có văn bản dừng hoạt động các bãi tập kết cát, sỏi lòng sông và vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh trong thời gian từ ngày 1/7/2020 đến hết ngày 30/11/2020.
Đi cùng với những trạm tập kết này là tiếng hoạt động ầm ầm. Khói bụi từ các loại xe bồn, xe tải có trọng lượng lớn chạy nườm nượp trên đê gây mất an toàn giao thông. Không chỉ thế, những loại xe này còn khiến cho đoạn đê chạy dọc qua các xã Tam Giang, Đông Tiến, Yên Trung gãy loang lổ những vết đứt gãy.
Địa phận ngã 4 xã Đông Tiến có hàng trăm lượt xe tải với trọng lượng lớn ngày đêm đi qua ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.
Không chỉ thế, những loại xe này còn khiến cho đoạn đường chạy dọc 3 xã Tam Giang, Đông Tiến và Yên Trung xuống cấp nghiêm trọng.
Bụi khói mù mịt đằng sau những chiếc xe tải chở vật liệu xây dựng.
Một trạm trộn bê tông lớn đang hoạt động tại địa phận xã Yên Trung, huyện Yên Phong - bất chấp lệnh cấm của UBND tỉnh Bắc Ninh.
Dọc đê sông cầu qua huyện yên phong, cứ cách vài km là lại có một bãi tập kết cát, sỏi.
Chính quyền xã Đông Tiến, huyện Yên Phong cũng bất lực trước những trạm trộn bê tông ngang nhiên hoạt động khi tỉnh đã có chỉ đạo dừng.
Khác với đoạn đê hữu thuộc địa phận tỉnh bắc ninh đã được kè và xây dựng lại, tại đoạn đê tả thuộc địa phận huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang đã bị sụt lún nghiêm trọng.
Vốn dĩ, những bãi đất bồi rộng ven sông của thôn Mai Hạ, xã Mai Đình là nơi người dân của 300 hộ dân trồng trọt, cày cấy khi không phải mùa mưa lũ. Tuy nhiên, vào tháng 5/2015 hàng trăm mét vuông đất canh tác đã bị xóa sổ bởi hàng chục tàu vận tải đường sông đào khoét.
Dù hiện tượng hàng chục chiếc tàu "khổng lồ" dày xéo lòng sông đã không còn nhưng những "thớ đất" của người dân tại đây thì không thể quay trở lại được nữa. 3 năm ròng rã kiến nghị vì sự mất mát của bản thân và mấy chục hộ lân cận, ông Nguyễn Đắc Hảo (48 tuổi) đã bất lực đến mức đốt sạch tất cả giấy tờ, sổ sách ghi chép biển số những con "quái vật khổng lồ".
Ông Hảo kể: "Uất ức lắm mà không làm gì được. Hồi đó tôi đi lấy từng chữ kí từ các hộ mất đất cho đến trưởng thôn để kiến nghị. Tàu to thì giờ không dám vào đây nữa nhưng đất mất thì ai trả lại cho chúng tôi. Những sào ruộng còn thì dăm bữa lại sụt lún do hậu quả của việc sạt lở trước đây. Cứ tiếp tục thế này gia đình tôi sẽ trắng tay mất".
Nhớ lại những đêm trắng canh không cho tàu vào sông, bà Nguyễn Thị Đạo (70 tuổi) vẫn còn trăn trở: "Lúc đó gia đình tôi đã bị mất hơn 1 sào ruộng và cho đến nay vẫn tiếp tục bị sạt lở bờ sông. Chưa có một biện pháp gì có thể thay đổi được. 5 năm trước sau khi chính quyền lên tiếng chúng tôi đã yên ổn được một thời gian, nhưng việc xói mòn do hậu quả đó thì không bù đắp nổi".
Trong khi hàng trăm hộ dân của xã Mai Đình đang nơm nớp lo sợ về tính mạng, an nguy khi mùa lũ đến do đất bên sông sạt lở thì các hộ dân của xã Châu Minh phải di chuyển trên con đường "nát bét". Theo quan sát của PV, tại xã này có đến 3 trạm tập kết cát sỏi. Ngay dọc vị trí đê của UBND xã Châu Minh là con đường đất đỏ lầy lội, đầy rẫy những "ổ voi ổ gà" vô cùng nguy hiểm.
Trao đổi với PV, ông Hà Huy Hường (Chủ tịch UBND xã Mai Đình) cho biết: "Hiện tượng tàu bè lớn vào làm phá nát lòng sông xử lý không được triệt để. Vì thế nên những cát tặc và tàu bè lớn vẫn vào khu vực này để hút trộm cát. Cho đến năm 2019, được bố trí lực lượng công an chính quy thì tình trạng hút cát đã dừng hẳn. Nếu người dân phản ánh như vậy tôi sẽ cho kiểm tra lại và tiếp tục đề xuất đối với cấp trên khắc phục. Đối với đoạn đường còn sót lại chưa được làm, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục rà soát và khắc phục".
Nhìn từ xa, một bên sông cầu bị "xẻ thịt" để xây dựng các trạm trộn bê tông, một bên thì "xé toạc" lòng sông để mở rộng diện tích khai thác, đi lại cho những tàu bè với trọng tải lớn. còn những người dân ở ven sông thì ngày đêm sống trong lo sợ, không biết khi nào ngôi nhà mình sẽ bị sạt lở, cuốn trôi theo dòng nước lũ...
Anh Nguyễn Đắc Ngọc, một hộ dân bị thiệt hại nhiều nhất tại thôn Mai Hạ, xã Mai Đình. Đã 3 năm trôi qua nhưng những ký ức về việc mất đất, bị dọa giết mà người đàn ông này chưa bao giờ quên.
Bà Nguyễn Thị Đạo cũng là một trong những hộ dân bị mất đất canh tác ven sông Cầu.
Bờ sông tiếp tục bị sụt lún nghiêm trọng mỗi độ mưa bão.
Đoạn đường liên thôn giữa Mai Hạ Và Châu Minh cũng bị hư hỏng nặng nề do việc di chuyển của các loại xe có trọng tải lớn.
Hàng trăm hộ dân tại thôn Mai Hạ ngày đêm lo sợ khi bất cứ khi nào bờ sông cũng sẽ sụt lún.
Không khó để bắt gặp những trạm trộn bê tông hay tập kết cát sỏi ở địa phận của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
báo gia đình & xã hội sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Chủ đề liên quan:
bắc giang bắc ninh sông Cầu sông Cầu sông Cầu Bắc Giang sông Cầu Bắc Ninh sông Cầu bị phá nát xã hội