Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Ăn gì để trị máu nhiễm mỡ

Tôi bị máu nhiễm mỡ, nghe nói vấn đề này có thể điều chỉnh bằng ăn uống, nhưng tôi kiêng ăn mỡ mấy tháng nay mà kết quả vẫn không thay đổi….

Bạn đọc Hoàng Hữu Minh (nam, 50 tuổi, quận 9, TP HCM), hỏi: Tôi bị máu nhiễm mỡ, cần điều chỉnh việc ăn uống. Tôi nghe nói máu nhiễm mỡ không phải là bệnh mà chỉ là một tình trạng không ổn của cơ thể, hoàn toàn có thể trị bằng ăn uống. Điều đó có đúng không, và tôi nên ăn thế nào?

Ảnh minh họa - nguồn internet

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời:

Khi bị máu nhiễm mỡ, anh có thể kiểm tra kết quả xét nghiệm và thấy có 3 chỉ số tăng là triglyceride, cholesterol toàn phần bao gồm cholesterol "tốt" HDL và cholesterol "xấu" LDL.

Ở độ tuổi của anh, cho dù các chỉ số không bất ổn thì việc ăn thịt mỡ quá nhiều cũng không tốt, việc anh giảm đi là rất nên. Ngoài ra, việc giảm các món ăn từ mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn chiên xào cũng giúp hạ chỉ số cholesterol xấu LDL.

Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng máu nhiễm mỡ, thứ quan trọng nhất anh cần kiêng là tinh bột. Thói quen ăn tinh bột nhiều mà nhiều người Á Đông mắc phải có thể dẫn đến hiện tượng tích lũy mỡ thừa, từ đó gây ra máu nhiễm mỡ.

Với người bình thường, tinh bột chiếm 30% khẩu phần là phù hợp với tháp dinh dưỡng, nhưng với người bị máu nhiễm mỡ như anh, phần tinh bột nên chiếm chỉ 20% khẩu phần.

Tăng cường ăn các loại rau có chứa chất xơ hòa tan. Đó là các loại rau mà khi ăn anh cảm thấy có chất nhầy, nhớt: đậu bắp, rau đay, rau mồng tơi, mướp hương, rau lang… Chất xơ hòa tan này sẽ giúp giảm các chỉ số đang vượt mức trong kết quả xét nghiệm máu của anh.

Một số loại trái cây cũng có tác dụng tương tự: thanh long, bơ, kiwi, chuối…

Ngoài ra, rau và trái cây còn là món ăn anh có thể ăn thoải mái, dùng để làm dịu cảm giác đói khi phải ăn bớt cơm và các loại tinh bột. Chú ý ăn đa dạng, đừng ăn chỉ 1-2 loại rau, trái cây sẽ mau ngán và có thể gây dư thừa một số chất.

Máu nhiễm mỡ, cholesterol cao còn liên quan đến lối sống thiếu vận động mà nhiều người sống ở thành phố, làm công việc văn phòng hay mắc phải. Ngoài ăn uống, việc tăng cường vận động, sắp xếp thời gian tập thể dục đều đặn là rất cần thiết cho lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của anh.

Theo Anh Thư - Người Lao động
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/an-gi-de-tri-mau-nhiem-mo-n382124.html)

Tin cùng nội dung

  • Hội chứng thận nhiễm mỡ là bệnh mãn tính hay gặp ở trẻ, nhất là lứa tuổi dưới 5. Trẻ mắc bệnh thường bị suy dinh dưỡng.
  • Khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ, ban đầu người mẹ thường có triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, nôn, nhức đầu và đau bụng ở vùng thượng vị,
  • Trong y học cổ truyền, gan nhiễm mỡ thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Về mặt điều trị, các biện pháp là hết sức phong phú, tuy nhiên vấn đề kiêng kị trong ăn uống và sử dụng các món ăn - bài Thu*c có vai trò rất quan trọng
  • Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ bên trong và bao quanh gan lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể tế bào gan.
  • Hội chứng gan nhiễm mỡ là loại rối loạn ở gan rất hay gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân phát sinh thường do ăn uống không hợp lý, béo phì, tâm lý căng thẳng, sự thay đổi lối sống quá nhanh...
  • Lượng mỡ trong máu tăng cao liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống của chính bạn.
  • Nhiều người nghĩ mình gầy nên không lo bị mỡ máu. Thực tế gầy béo không quan trọng bằng nguyên nhân do di truyền, chế độ ăn, sinh hoạt không hợp lý.
  • Cứ tưởng gầy gò thì không phải lo đến mấy cái bệnh của người béo, nhiều người không tin được khi bác sĩ bảo họ bị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ...
  • Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Về mặt điều trị, các biện pháp là hết sức phong phú, trong đó có phương pháp sử dụng trà dược.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY