Dinh dưỡng hôm nay

Ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu?

Những gì bạn ăn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch, và chúng ta thường nghĩ rằng ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu, tuy nhiên, sự thật không hẳn là như vậy.

Hiện nay, hơn 1/3 người trưởng thành mắc tình trạng cholesterol cao, khiến họ có nguy cơ bị đột quỵ và bệnh tim mạch, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt nam. Những gì bạn ăn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch, và chúng ta thường nghĩ rằng ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu. Nhưng sự thật lại không đơn giản như vậy.

Theo các chuyên gia, lượng cholesterol trong thức ăn của bạn không nhất thiết sẽ chuyển thành lượng cholesterol trong mạch máu của bạn.

Có 1 thủ phạm khác khiến cholesterol trong máu tăng cao

Hướng dẫn chế độ ăn uống của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ không chỉ định mức tối đa cho lượng cholesterol mà một người nên có trong chế độ ăn uống. Vì lượng cholesterol chúng ta đang hấp thụ không thực sự là một vấn đề.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa làm tăng sản xuất lipoprotein mật độ thấp của cơ thể, hoặc cholesterol xấu LDL - (Ảnh: Freepik).

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn thực phẩm giàu cholesterol làm tăng cholesterol trong máu. Nhưng ảnh hưởng của việc ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol không cao như người ta tưởng, vì phần lớn cholesterol trong máu thực chất là do cơ thể tự sản xuất ra. Khi bạn tiêu thụ nhiều cholesterol, cơ thể bạn thường sẽ tạo ra ít hơn để bù đắp.

Mối quan tâm lớn hơn là những chất chúng ta bổ sung cùng với cholesterol: chất béo bão hòa. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa làm tăng sản xuất lipoprotein mật độ thấp của cơ thể, hoặc cholesterol xấu LDL, có thể tích tụ bên trong động mạch, hạn chế lưu lượng máu đến tim và não, làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Vai trò của cholesterol trong cơ thể

Động vật - bao gồm cả con người - tạo ra cholesterol để thực hiện một loạt các chức năng quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như tạo ra hormone sinh dục, chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành vitamin D và hình thành một phần của màng tế bào. Thực vật không tạo ra cholesterol, vì vậy cholesterol mà chúng ta nhận được trong chế độ ăn uống của chúng ta đến từ việc ăn các sản phẩm động vật, chủ yếu là thịt và sữa. Và đó là những nguồn cung cấp chất béo bão hòa hàng đầu trong chế độ ăn uống - thứ cùng với cholesterol trong thực phẩm làm tăng mức cholesterol trong máu.

Thay thế thực phẩm không tốt bằng các thực phẩm lành mạnh

Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh rằng điều quan trọng không chỉ là loại bỏ những thực phẩm được gọi là không tốt khỏi chế độ ăn uống của bạn mà còn phải chú ý đến những gì bạn dùng để thay thế chúng.

Ví dụ, có rất nhiều tranh cãi xung quanh tác động sức khỏe của chất béo bão hòa đến từ việc nghiên cứu điều gì sẽ xảy ra khi mọi người cắt giảm chúng mà không tính đến những gì họ đang ăn thay thế.

Ví dụ, nếu chất béo bão hòa được thay thế bằng carbs tinh chế, như đường hoặc bánh mì trắng, thì không có lợi ích cho sức khỏe. Nếu chất béo bão hòa được thay thế bằng chất béo lành mạnh khác, thì sẽ có lợi ích sức khỏe rõ ràng với tỷ lệ bệnh tim thấp hơn.

Các mô hình ăn uống lành mạnh

Có một số người nên cẩn thận hơn về việc ăn trứng và các thực phẩm giàu cholesterol khác. Điều đó bao gồm những người có mức cholesterol cao ở mức giới hạn (trên 200 miligam / decilit) hoặc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch, chẳng hạn như tiền sử gia đình hoặc những người quá mẫn cảm với cholesterol trong chế độ ăn uống, có nghĩa là ngay cả bổ sung những thực phẩm này ở mức bình thường cũng làm tăng mức cholesterol trong máu của họ lên đáng kể. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng nên theo dõi lượng cholesterol trong thực phẩm của họ.

Đối với hầu hết mọi người, việc lo lắng về lượng cholesterol trong các loại thực phẩm cụ thể sẽ không quan trọng bằng việc hạn chế các thực phẩm như thịt đỏ, sữa nguyên chất béo, thực phẩm đóng gói và đồ uống có đường để ăn nhiều rau, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và đậu cô ve. Phân tích tổng hợp AHA năm 2019 khuyến nghị chuyển sang các mô hình ăn uống lành mạnh nhấn mạnh vào các thành phần chưa qua chế biến này, chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải.

Chế độ ăn Địa Trung Hải là một chế độ ăn uống lành mạnh mọi người nên áp dụng - (Ảnh: Freepik).

Các chuyên gia cho biết điều quan trọng nhất là tập trung vào các danh mục thực phẩm có lợi cho sức khỏe, thay vì thảo luận về các chất dinh dưỡng riêng lẻ như chất béo bão hòa hoặc cholesterol. Vì vậy, thay vì căng thẳng mỗi khi ăn trứng, tại sao bạn không dần dần kết hợp nhiều rau xanh hơn vào kế hoạch bữa ăn hàng tuần của mình? Hoặc hãy bắt đầu bằng cách thêm trái cây tươi theo mùa vào món tráng miệng của bạn vào một vài tối trong tuần. Tập thói quen ăn uống mới và xem xét bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khoẻ vào chế độ ăn uống.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/an-thuc-pham-chua-nhieu-cholesterol-se-lam-tang-luong-cholesterol-trong-mau-30813/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY