Dinh dưỡng hôm nay

Ăn uống chữa lành Covid

Người bệnh ăn cháo, súp nóng kèm rau thơm để giải cảm sốt, bổ sung vitamin khoáng chất từ trái cây, hạn chế thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, giảm ăn ngọt.

Trong vài ngày đầu mắc Covid, bệnh nhân thường có triệu chứng sốt, đau mỏi cơ, đau họng, khô khát... Vì vậy, thức ăn nên được chế biến mềm, ít dầu mỡ, để dễ tiêu hóa, theo bác sĩ Phạm Ánh Ngân, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3.

"Một tô cháo nóng thịt băm hoặc cá (ít mùi tanh), với các loại củ thái nhỏ như cà rốt, củ dền... thêm hành và một ít rau thơm kinh giới, tía tô sẽ giúp giải cảm sốt. Món canh súp hầm xương, canh nấu với củ sen, táo tàu, câu kỷ tử,... sẽ giúp bữa ăn của người bệnh thêm ngon miệng hơn", bác sĩ Ngân gợi ý.

Nếu mệt mỏi, ngán ăn cơm, có thể xen kẽ các món nước như nui, bánh canh, mì, cùng với xương hầm, sẽ giúp người bệnh không bỏ bữa. Những ngày mệt mỏi hoặc mất vị giác, chán ăn, nên chia nhỏ bữa ăn, khoảng 5 bữa một ngày, để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng trong ngày.

Nên đa dạng, kết hợp các nhóm thực phẩm. bên cạnh đạm động vật từ thịt, trứng, hải sản..., các loại đạm thực vật như các loại ngũ cốc (đậu, vừng...), nấm, súp lơ, bí ngô cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể phục hồi. thực phẩm nên được chế biến ở dạng hấp, luộc, hầm nhiều hơn là chiên xào vì nhiều dầu mỡ sẽ tạo cảm giác nê trệ, khó tiêu trong giai đoạn cơ thể đang bệnh. gia vị như: hành, tỏi, tiêu, gừng, chanh... giúp kích thích tiêu hóa, tạo mùi vị cho bữa ăn.

Bổ sung chất xơ và vi khoáng thông qua các loại rau quả. Các loại trái cây như táo, lê, bưởi, cam, chuối... bổ sung lượng vitamin cũng như nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, sắt... Nếu người bệnh không ăn được nhiều, có thể ép lấy nước uống xen kẽ với nước lọc trong ngày.

Khi bị sốt, họng khô đau rát, các món nước rau má đậu xanh, nước đậu đen với ít lát gừng mỏng, nước củ dền, nước bột sắn dây, nước dừa... giúp giải bớt nhiệt độc, hỗ trợ sinh tân dịch cho cơ thể, bác sĩ khuyên.

Trường hợp ăn uống kém, bổ sung sữa xen kẽ với bữa ăn chính, khoảng 400 ml/ngày. đối với trẻ em, khuyến khích trẻ 1-2 tuổi uống tối thiểu 600 ml sữa công thức một ngày (trường hợp trẻ không có sữa mẹ) và trẻ lớn hơn 2 tuổi 500 ml sữa công thức một ngày.

Bữa ăn của người bệnh nên hạn chế đường, chỉ ăn ba thìa cà phê (dưới 15 g/ngày). Người có bệnh lý nền đái tháo đường, nên duy trì việc hạn chế lượng tinh bột và đường như trước bệnh, không nên dùng những trái cây có hàm lượng đường cao như sầu riêng, mít, nhãn... Hạn chế nêm nhiều muối; lượng muối khuyến cáo trong ngày là dưới 6 g. Mỗi bữa ăn của bệnh nhân chỉ nên dùng khoảng gần 2 g muối hoặc gần 10 ml nước mắm. Không nên sử dụng chất kích thích như caffein, chất có cồn trong giai đoạn bệnh, vì sẽ tạo áp lực lên sự chuyển hóa của cơ thể.

Người bệnh có thể trạng thừa cân, béo phì, nên duy trì chế độ ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đủ 3 bữa chính trong ngày, kết hợp các loại thực phẩm như đã nói trên. cơ thể trong giai đoạn này đang chịu căng thẳng do mắc bệnh, rất cần cung cấp đủ dinh dưỡng, không nên nhịn ăn bỏ bữa để giảm cân.

Duy trì vận động nhẹ nhàng, tùy theo không gian cách ly. Người bệnh nên dọn dẹp phòng để thông thoáng mỗi ngày, tập thể dục tại chỗ duy trì 30 phút/ngày, giúp giảm cảm giác mệt mỏi trì trệ.

Bên cạnh đó, theo bác sĩ Ngân, cần giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh vùng họng, mũi với nước sát khuẩn súc miệng là rất cần thiết, giúp giảm nguy cơ bội nhiễm trong giai đoạn bệnh.

"giữ tinh thần vững vàng, đảm bảo đủ dinh dưỡng qua ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và tập luyện vừa phải, sẽ giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng", bác sĩ khuyên.

Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/an-uong-chua-lanh-covid-4369999.html)

Tin cùng nội dung

  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY