Người nước ngoài hào hứng với không khí Tết Nguyên đán |
Di sản Huế miễn phí tham quan trong dịp Tết Nguyên đán |
Miền Bắc chuyển mưa rét vài ngày trước Tết Nguyên đán |
Chưa đầy 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, hay còn gọi là Tết đoàn viên của người Việt. Để định nghĩa về cái Tết truyền thống lớn nhất năm, mỗi người lại có một ý niệm riêng về nó. Tết Nguyên đán là khi hoa mai, hoa đào bung nở khoe sắc, là khi các gia đình được quây quần đầm ấm bên nhau, là khi những người xa quê được về đoàn tụ, hay cũng là lúc mỗi người Việt bồi hồi nhớ lại những Tết trong ký ức.
Hình ảnh Tết xưa bao giờ cũng đẹp dù phảng phất nỗi buồn. Đơn giản vì không ai có thể quay ngược thời gian để được trở lại sống trong bầu không khí xưa cũ trong quá khứ.
Nói về Tết xưa thì có nhiều câu chuyện để kể, và lạ lùng rằng, dù cuộc sống hiện đại đến mấy, không khí Tết xưa luôn sống mãi ở đó, trong ký ức của mỗi người.
Có người con giờ không còn cha mẹ, nhớ về Tết xưa là nhớ mình từng có một gia đình đủ đầy. Có người cháu mất ông mất bà, nhìn ảnh Tết xưa là nhớ mình từng được yêu thương bao bọc. Có những người xa quê, nhớ về Tết xưa là nhớ đến nguồn cội, gốc rễ của mình. Có những người trưởng thành đang quay quắt với cơm áo gạo tiền, nghĩ đến Tết xưa là khiến họ hạnh phúc khi được trở về là một đứa trẻ vô lo vô nghĩ. Tết là gia đình, là quê hương, là điều thiêng liêng nhất có lẽ vì vậy.
Bao nhiêu người con Việt là bấy nhiêu người có chung một ký ức về Tết. Ký ức trở đi trở lại nhiều lần, năm này qua tháng khác có lẽ là những lần cả nhà quây quần bên nhau gói bánh chưng, bánh tét, thức qua đêm trông nồi bánh khi ấy được đặt trên cái bếp củi đơn sơ.
Tết miền Bắc ngày xưa lạnh cắt da cắt thịt, với bọn trẻ con khi ấy, vốn ngủ ít chơi nhiều, lại được thức qua đêm và ngồi bên bếp lửa ấm ran người thì chẳng còn điều gì tuyệt vời hơn.
Hình ảnh ngôi nhà đơn sơ, ông bà cùng gói bánh chưng gợi nhớ nhiều kỷ niệm. |
Gói bánh chưng là phong tục tập quán của người Việt mỗi khi Tết đến. Đó cũng là hoạt động gắn kết các thành viên trong gia đình. |
Tết xưa là Tết của nỗi nhớ, nhớ về gia đình nơi có ông bà, bố mẹ. |
Tết xưa, hầu hết gia đình đều tự tay luộc và gói bánh chưng. |
Tết xưa thiếu thốn nhưng ấm cúng. |
Có người nói mùa đông miền Bắc khắc nghiệt nhưng lại là thứ đặc sản ấn tượng vì gắn liền với không khí những ngày cận Tết. Vì có Tết nên mùa đông ấm cúng và không đáng ghét, cũng vì có Tết mà người ta chào đón mùa đông, như là dấu hiệu báo Tết sắp về.
Ở miền Bắc, thời tiết lạnh vào mùa đông là điều kiện để hoa đào thắm sắc, bông nở to vào đúng dịp Tết Nguyên đán. Năm nào tiết trời ấm, hoa đào sinh trưởng nhanh là năm đó dân trồng hoa đào mất mùa và bị thua lỗ.
Cũng giống như hình ảnh nồi bánh chưng, cành hoa đào tươi thắm gợi nhớ nhiều kỷ niệm. Đó có thể là kỷ niệm những ngày giáp Tết đi cùng ba mẹ ra chợ sắm cành đào thật đẹp, rồi chọn bình sao cho vừa vặn, có điều kiện hơn thì treo thêm đèn nhấp nháy, bao lì xì và những đồ trang trí bắt mắt khác. Nhưng đó vẫn là kỷ niệm có phần hơi "hiện đại". Xa xưa hơn, chắc phải nhắc đến cái tết thời bao cấp như trong bức ảnh dưới đây.
Cành đào trong khung cảnh Tết xưa thời bao cấp. |
Nhiều năm gần đây, Tết xưa được nhắc đến nhiều, những bức ảnh Tết cũ kỹ nhưng lại là món ăn tinh thần của nhiều người, vừa gợi nhớ kỷ niệm, vừa mang lại cảm giác buồn man mác. Tết ngày xưa được nhớ tới nhiều hơn, có lẽ còn bởi vì nó gắn với những người thân xưa cũ đã mất. Như đã nói ở trên, không ai có thể quay lại quá khứ để sống trong khung cảnh đó, nên Tết xưa lại càng giá trị. Và khi không thể quay về, người ta sẽ cất giữ mãi ở trong lòng, thi thoảng lại lôi ra nhắc lại, như một ngày đầu tháng 11 Hà Nội trở lạnh, dường như bắt đầu vào mùa đông như hôm nay.
Chủ đề liên quan:
Cấm biếu chào đời hình thức hy vọng sống kỳ diệu nhân dân quà tết quân đội quân đội nhân dân quân đội nhân dân việt nam song thai tặng tặng quà tặng quà tết Tết 2020 việt nam