Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bà bầu bị viêm da dị ứng nên làm gì và không nên làm gì?

Khi bà bầu bị viêm da dị ứng nên làm gì và không nên làm gì? Đâu là những lưu ý cần biết để xử trí đúng cách viêm da dị ứng ở phụ nữ mang thai

những trường hợp viêm da dị ứng trong thai kỳ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và cuộc sống. vậy mẹ bầu bị viêm da dị ứng nên và không nên làm gì để có cảm giác dễ chịu hơn?

Viêm da dị ứng khi mang thai do đâu?

Thống kê của trung tâm quốc gia về thông tin công nghệ sinh học, thư viện quốc gia hoa kỳ medicine (national center for biotechnology information, u.s. national library of medicine) cho thấy viêm da dị ứng là một trong những bệnh da liễu phổ biến nhất trong thai kỳ. trong số các bệnh ngoài da khi mang thai, có khoảng 30% – 50% trường hợp là viêm da dị ứng. tình trạng viêm da dị ứng khi mang thai có thể gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. trong đó, thường gặp nhất là một số nguyên nhân chủ yếu như:

    Quá trình thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ mang thai đặc biệt là hormone estrogen.

Một số dấu hiệu viêm da dị ứng trong thai kỳ

Đa số những bệnh ngoài da thường có dấu hiệu gần giống nhau, dễ nhầm lẫn. bệnh viêm da dị ứng cũng không ngoại lệ. thông thường căn bệnh này có thể được nhận diện bằng một số dấu hiệu điển hình bao gồm:

1. Dấu hiệu ngứa ngáy, nổi mẫn

Ngứa ngáy trong thai kỳ là một trong những dấu hiệu điển hình nhất khi bị viêm da dị ứng. ở phụ nữ mang thai, dấu hiệu ngứa ngáy có thể xuất hiện do quá trình rạn da thông thường nhưng cũng có thể là những dấu hiệu viêm da dị ứng đầu tiên.

Đồng thời, một số phụ nữ còn có thể có triệu chứng mẩn ngứa, ửng đỏ tại một số vùng da. Nếu gãi, tình trạng mẫn ngứa ngoài da còn có thể lan rộng hơn, có nguy cơ bị trầy xước, nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến nhiều vùng da trên cơ thể.

2. Khô da

Khô da là dấu hiệu chung của nhiều bệnh ngoài da, trong đó có viêm da dị ứng. da của phụ nữ mang thai khi bị viêm da dị ứng cũng thường bị khô, ngứa ngáy và có tình trạng bong tróc, khó chịu. sự suy giảm sức đề kháng và hàng rào bảo vệ da cũng làm cho làn da của phụ nữ mang thai dễ mất độ ẩm và khô đi.

3. Nứt nẻ trên bề mặt da

Sau các triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ, khô da, bệnh nhân cũng có thể gặp phải tình trạng nứt nẻ trên bề mặt da. so với những trường hợp viêm da dị ứng thông thường, nứt da ở phụ nữ mang thai bị viêm da dị ứng thường nặng nề hơn do cấu trúc da lúc này đã bị thương tổn khá nhiều. mặt khác quá trình tăng cân cũng làm cho nhiều vùng da có dấu hiệu rạn từ trước đó.

Nên làm gì khi bị viêm da dị ứng trong thai kỳ

1. Vệ sinh da thường xuyên

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da cần vệ sinh đúng cách. đặc biệt cần vệ sinh khi ra mồ hôi, lúc trời nóng bức,… nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc, làm sạch da với các sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ, độ ph phù hợp. có thể dùng thêm một số sản phẩm dưỡng ẩm cần thiết theo lời khuyên của bác sĩ.

2. Áp dụng các biện pháp giảm ngứa

Chườm mát bằng khăn ướt, chườm lạnh ngoài da là một trong những biện pháp làm giảm tình trạng ngứa ngáy. giải pháp này có thể giúp dễ chịu tạm thời mỗi khi bạn gặp phải tình trạng ngứa ngáy ngoài da. tuy nhiên không nên quá lạm dụng quá mức các biện pháp giảm ngứa ngoài da.

3. Chỉ dùng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ

Giai đoạn mang thai cần đặc biệt cẩn trọng với các loại Thu*c điều trị. không nên tự ý sử dụng bất cứ loại Thu*c nào nếu không có những chỉ định của bác sĩ. một số trường hợp viêm da dị ứng trong thai kỳ nếu không nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp giảm ngứa, giảm triệu chứng, không cần sử dụng các loại Thu*c nếu không cần thiết.

4. Uống đủ nước

Uống đủ nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi mang thai. ngoài ra, việc uống đủ nước cũng đem lại lợi ích tích cực cho làn da của bạn, ngăn chặn tình trạng khô da, ngứa ngáy và bong tróc, qua đó làm giảm các triệu chứng viêm da dị ứng khó chịu. trong thai kỳ phụ nữ mang thai nên bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. trong mùa nóng cũng có thể bổ sung thêm nước để giúp bù nước cho cơ thể.

5. Bổ sung đủ dưỡng chất

Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong thai kỳ. Không chỉ tốt cho sự phát triển của bé, sức khỏe của mẹ, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đa dạng vitamin, vi chất kim loại,… cũng có thể giúp cho làn da của bạn được khỏe mạnh, cải thiện được nhiều triệu chứng của các bệnh ngoài da.

Không nên làm gì khi bị viêm da dị ứng trong thai kỳ

1. Tránh gãi khi bị ngứa

Gãi là một trong những thói quen của khá nhiều người khi gặp phải tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ngoài da. tuy nhiên thói quen này rất có hại, đặc biệt là trong những trường hợp viêm da dị ứng và một số bệnh ngoài da. khi gãi, da sẽ dễ bị trầy xước, bong tróc, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dễ gây ra nhiễm khuẩn ngoài da.

2. Tránh tắm nước nóng, tránh nắng nóng

Nước nóng là một trong những yếu tố có thể khiến cho độ ẩm ngoài da kém đi, làm da khô và dễ bong tróc. đồng thời, khi bị viêm da dị ứng cũng nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng, nhiệt độ cao, ra mồ hôi nhiều, làm mất độ ẩm, khô và bong tróc da.

3. Cẩn thận với các loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da dễ kích ứng với nhiều yếu tố, trong đó có một số loại thực phẩm. khi bị viêm da dị ứng trong thời gian mang thai, tốt nhất bạn nên chú ý kiêng những thực phẩm mà trước đây bạn đã từng có tiền sử bị dị ứng với các thực phẩm này. ngoài ra, phụ nữ mang thai bị viêm da dị ứng cũng cần chú ý tránh sử dụng các loại thực phẩm lạ, chưa rõ có gây kích ứng hay không.

4. Không mặc những loại trang phục dễ gây ngứa

Những loại sợi len, sợi lông, vải bố, các loại trang phục cọ xát nhiều, bó và chật có thể khiến cho da bị kích ứng, ngứa ngáy. điều này khiến cho các triệu chứng viêm da dị ứng sẽ thêm phần khó chịu hơn. tốt nhất nên lựa chọn các trang phục nhẹ nhàng, thoải mái.

5. Tránh các chất kích thích

Các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. ngoài ra, những ảnh hưởng của rượu, bia và một số chất kích thích khác cũng gây ra nhiều bất lợi cho làn da của bạn, khiến cho da dễ bị kích ứng, khó chịu. do đó đây là một trong những yếu tố hàng đầu cần phải tránh khi bị viêm da dị ứng.

thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán của bác sĩ. bệnh nhân khi mắc viêm da dị ứng cần chú ý thăm khám sớm để có hướng xử trí một cách phù hợp nhất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/ba-bau-bi-viem-da-di-ung-nen-lam-gi-va-khong-nen-lam-gi)

Tin cùng nội dung

  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY