Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ba điểm quan trọng trong phòng chống dịch COVID-19 giai đoạn mới

“Kiểm soát dịch bệnh, chung sống an toàn, điều chỉnh tích cực”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh 3 điểm này tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 với 63 địa phương, chiều 17/4.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Tại cuộc họp, đã có 23 ý kiến phát biểu trực tiếp của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương, góp ý dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Các ý kiến đều nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành chỉ thị, thống nhất cơ bản với nội dung đã nêu, đồng thời góp ý một số nội dung cụ thể để hoàn thiện dự thảo.

Đối với các đại biểu đã đăng ký, nhưng do thời gian hạn chế, không thể phát biểu trực tiếp, Ban Chỉ đạo đề nghị gửi văn bản về bộ phận dự thảo để nghiên cứu, tiếp thu. Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo yêu cầu bộ phận soạn thảo tiếp thu tối đa các ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Dịch bệnh chắc chắn còn kéo dài, dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống, nhưng chỉ tới khi nào có Thu*c đặc trị hoặc có vaccine thì mới có thể coi là cơ bản hết dịch được. Điểm này rất quan trọng vì chúng ta không thể đóng kín cửa một mình, dù hạn chế nhưng vẫn phải có giao lưu để đảm bảo “mục tiêu kép”. Thời gian đó chắc chắn không tính bằng tuần mà phải tính ít nhất bằng tháng. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, không để dịch lan rộng nhưng đồng thời cũng phải ổn định và phát triển. Trong mục tiêu kép đó, vẫn phải quán triệt mục tiêu tuyệt đối là phải kiểm soát được dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan, để ch*t nhiều người. Một nước đang phát triển như Việt Nam mà nhiều người lây nhiễm như các nước phương tây thì chắc chắn tỷ lệ Tu vong sẽ cao hơn”.

“Trong công tác điều trị, hiện nay chúng ta cứu sống được các bệnh nhân nặng vì cả nước dồn trí, dồn sức vào cứu chữa. Còn nếu nhìn ra bên ngoài, rất nhiều nước có nền y tế phát triển hơn ta nhiều, giàu có hơn ta nhiều nhưng đã có tới hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người nhiễm bệnh, hàng ngàn, hàng chục ngàn người Tu vong thì không chỉ thiệt hại về tính mạng con người, về xã hội mà thiệt hại kinh tế cũng lớn hơn rất nhiều. Do vậy, chúng ta phải quán triệt mục tiêu kép nhưng vẫn phải ưu tiên hơn là kiểm soát được dịch bệnh. Vì vậy chúng ta phải kiểm soát được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

“Chúng ta phải kiểm soát được dịch bệnh, chung sống an toàn, điều chỉnh tích cực. Làm được như vậy nhất định chúng ta sẽ chống dịch thành công, vẫn phát triển được kinh tế-xã hội trong điều kiện có dịch bệnh, đồng thời thúc đẩy những sự thay đổi, sự điều chỉnh tích cực, nhanh hơn theo hướng đúng đắn. Tôi mong rằng các bộ ngành, địa phương cùng nhau thống nhất hành động. Mặc dù còn vất vả nhưng chắc chắn chúng ta sẽ thành công”, Phó Thủ tướng tin tưởng.

“Lúc này chúng ta phải xác định 3 vế. Vế thứ nhất là tiếp tục các giải pháp để kiểm soát bằng được dịch bệnh, không để lây lan rộng. Vế thứ 2 phải xác định dịch bệnh còn dài cho đến khi nào thế giới tìm được vccine hoặc Thu*c đặc trị. Vì dịch còn dài thì chúng ta chung sống an toàn để phát triển. Vế thứ 3 là chúng ta phải thúc đẩy sự thay đổi và điều chỉnh mà từ trước đến nay chúng ta vẫn mong muốn thúc đẩy, thay đổi và điều chỉnh nhưng vẫn còn chậm. Ví dụ việc ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai các dịch vụ trực tuyến, thanh toán điện tử hay những thói quen trong xã hội như chen lấn, không xếp hàng, lễ hội ồn ã, vừa không văn minh, vừa không đúng với nghi thức tôn giáo truyền thống, thậm chí một số thói quan sinh hoạt cá nhân cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với cuộc sống sinh hoạt cá nhân”, Phó Thủ tướng nói.

Tiến triển kỳ diệu của bác gái BN 17 sau khi nguy kịch vì sốc tim, ngừng tuần hoàn

Sau khi nhập viện, bệnh nhân 20 (bác gái BN 17) diễn biến suy hô hấp tăng nặng, đã được đặt máy thở, chạy ECMO. Sau 4 ngày cai ECMO, BN quay lại thở máy, tới 8/4, BN 64 tuổi có thể trạng gầy, bị rối loạn tiền đình này đã bị sốc tim, 3 lần ngừng tuần hoàn, nhưng đã được các bác sĩ theo dõi sát sao, cấp cứu kịp thời.

Việt Nam: 568 ca nghi mắc COVID-19, hơn 73.000 người đang cách ly theo dõi y tế

Báo cáo nhanh mới nhất cập nhật ngày 17/4 của Bộ Y tế cho thấy, hiện Việt Nam ghi nhận 568 ca nghi mắc COVID-19 đang được cách ly theo dõi và có 73.758 người tiếp xúc gần, người về từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi y tế.

Những việc người bệnh ung thư nên làm để chống lây nhiễm COVID-19

Người bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư phổi) đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn người không mắc ung thư.

Hà Nội: Cửa hàng Thu*c báo ngay cho ngành y tế nếu khách hàng có dấu hiệu ho, sốt

Các cơ sở bán lẻ Thu*c phải lập sổ theo dõi thông tin người mua. Trường hợp người mua Thu*c ho, sốt... và người có triệu chứng ho, sốt, khó thở... cần thực hiện kiểm tra thân nhiệt, hướng dẫn khai Tờ khai y tế, khai thác tiền sử dịch tễ và báo cáo cho cơ quan y tế trên địa bàn.

Bộ Y tế cảnh báo việc dùng Thu*c tẩy giun, Thu*c chữa HIV để 'chống' COVID-19

Bộ Y tế cảnh báo trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, có hiện tượng người dân tự ý tìm mua các Thu*c nêu trên để tích trữ, tự sử dụng điều trị dự phòng COVID-19, việc này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân do tác dụng không mong muốn của Thu*c.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/ba-diem-quan-trong-trong-phong-chong-dich-covid19-giai-doan-moi-1643764.tpo)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY