Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bác sĩ lý giải hiện tượng chuột rút: Nguyên nhân và cách xử lý

(Tổ Quốc) - Theo bác sĩ Nguyễn Đăng Lâm – khoa khám bệnh, Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP.HCM, chuột rút không ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng nó có thể ảnh hưởng tới bất động tạm thời.

Nửa đêm nằm khóc vì chuột rút

Chị Nguyễn Hải Anh – 34 tuổi, Hà Nội tâm sự chị thường xuyên bị chuột rút và đã đi khám nhưng không hiểu nguyên nhân vì sao. Chị Anh được bác sĩ tư vấn nên sử dụng Thu*c bổ như magie, canxi nhưng 3 tháng qua tình trạng chuột rút vẫn xuất hiện.

Mỗi lần chuột rút chị Anh chỉ muốn khóc vì cảm giác đau chân không nhấc lên nổi. Đặc biệt vào ban đêm chị rất hay bị chuột rút. Có lúc nửa đêm chị thất thanh khóc vì chuốt rút không co được chân và cảm giác buốt ở trong đùi.

Chị Hoàng Thị Minh Hằng – Xa La, Hà Đông, Hà Nội cũng thường xuyên bị chuột rút. Mỗi lần chuột rút chị không thể nhấc chân đi được thậm chí sang ngày hôm sau chị vẫn có cảm giác đau buốt trong cơ. Chị Hằng kể mỗi lần bị chuột rút chị có thể sờ thấy khối cơ rút nổi lên ngay bên dưới da.

Chị Hằng không tìm được nguyên nhân vì sao bị chuột rút và thi thoảng phải đi tập tễnh vì chuột rút làm co cơ đau bắp chân.

Chuột rút xử lý thế nào?

Theo bác sĩ Lâm, chuột rút không nguy hiểm tới sức khoẻ nhưng lại khiến người bị chuột rút có thể bất động tạm thời, đau cơ bắp.

Bác sĩ Lâm cho biết, chuột rút là do sử dụng quá mức cơ bắp, mất nước, căng cơ hoặc đơn giản chỉ là giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân gây chuột rút. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân không xác định được.

Bác sĩ lý giải hiện tượng chuột rút: Nguyên nhân và cách xử lý - Ảnh 1.

  • Chuyên gia dịch tễ TQ: Những điều không nên quên về Covid-19 trước khi lên xe đi nghỉ lễ

  • Thường xuyên duỗi cơ trước và sau khi sử dụng bất kỳ nhóm cơ nào trong thời gian thường bị chuột rút ban đêm, hãy duỗi cơ trước khi đi ngủ.

    Tập thể dục nhẹ, ví dụ như đạp xe đạp tại chỗ vài phút trước khi đi ngủ cũng có thể giúp phòng ngừa chuột rút ban đêm.

    Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như chuối, mơ, chà là, nho, đậu, bắp cải, cam, cà chua, đu đủ, xoài, sầu riêng, lựu, lê.

    Nếu có bệnh đái tháo đường, loãng xương, bệnh tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực vật, thiếu máu cần được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị sớm.

    Tuy nhiên, bác sĩ Lâm khuyến cáo, nếu người bị chuột rút thường xuyên gây khó chịu rất nhiều, kèm theo phù chân, đỏ hoặc các sang thương khác ở da, kèm theo yếu cơ, xảy ra thường xuyên… thì cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

    Rối loạn đông máu: Biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân mắc Covid-19 nguy kịch đáng sợ thế nào?

    Ngọc Anh

    Mạng Y Tế
    Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/bac-si-ly-giai-hien-tuong-chuot-rut-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-820203519347714.htm)

    Tin cùng chuyên mục

    Tin cùng nội dung

    Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY