Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bạc thau, cây Thuốc chữa bí tiểu

Thân có nhiều lông màu trắng bạc, Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới có nhiều lông mịn màu trắng bạc

Bạc thau, Bạc sau, Lú lớn hay Thảo bạc - Argyreia acuta Lour, thuộc họ Khoai lang - Convolvulaceae.

Mô tả

Dây leo bò hoặc quấn. Thân có nhiều lông màu trắng bạc. Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới (mặt sau) có nhiều lông mịn màu trắng bạc. Cụm hoa ở nách lá hay ở ngọn thân, hình đầu hay hình tán, cuống hoa có lông tơ trắng bạc. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, màu trắng, mặt ngoài có lông tơ. Mặt ngoài của lá đài cũng có ánh bạc. Quả mọng hình cầu, khi chín màu đỏ, bao bởi đài hoa phát triển, có mặt trong màu đỏ. Hạt hình trứng, màu nâu.

Mùa hoa quả tháng 6 - 7 cho đến tháng 11.

Bộ phận dùng

Đoạn thân mang lá - Herba Argyreiae; có khi dùng cả rễ.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ven bờ bụi. Có thu hái thân, lá quanh năm.

Lá thường dùng tươi. Cành lá, rễ đem về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Có thể tẩm rượu sao qua rồi mới dùng.

Tính vị, tác dụng

Bạc thau có vị hơi chua, hơi đắng nhạt, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, giải độc, sát trùng, tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị bí tiểu tiện, đi đái ít một rát buốt, nước tiểu đục, bạch đới, ngứa lở, mụn nhọt, sốt rét, ho, viêm phế quản cấp, và mạn. Ngày dùng 20 - 40g tươi hoặc 12 - 20 khô, dạng Thuốc sắc.

Đơn Thuốc

Kinh nguyệt không đều: Bạc thau 20g, Rau dền gai 8-16g sắc nước uống.

Rong huyết, rong kinh: lá Bạc thau giã nhỏ chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống, và lấy bã đắp lên đỉnh đầu (Nam được thần hiệu). Hoặc dùng lá Bạc thau, lá Ngải cứu, lá Bạch đầu ông mỗi vị 20g giã nhỏ, lọc nước uống.

Bạch đới: Lá Bạc thau và lá Mò (Xích đồng nam, Bạch đồng nữ) mỗi vị 30 - 40g giã vắt lấy nước uống trong hay sắc uống.

Ho trẻ em: Lá Bạc thau, lá Chua me, lá Xương sông mỗi vị 6-8g giã vắt lấy nước cốt cho uống.

Sưng tấy, mụn nhọt: Lá Bạc thau tươi giã đắp.

Nổi mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sẩy: Lá Bạc thau nấu nước tắm rửa.

Vết thương, mụn nhọt, chảy nước vàng: Lá Bạc thau khô tán mịn, rắc hoặc lá tươi giã đắp.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/bac-thau-cay-thuoc-chua-bi-tieu/)

Tin cùng nội dung

  • Bạc thau còn có tên bạc sau, bạch hoa đằng, chấp miên,... Tên khoa học: Argyreia acuta Luor., họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
  • Bí tiểu thuộc phạm vi chứng lung bế của Đông y. Người bệnh có triệu chứng tiểu rắt, nước tiểu nhỏ giọt ngắn ít, buồn tiểu mà không ra.
  • Một trong những chuyện thuộc về sinh hoạt đời thường bị coi là nhỏ (tiểu) nhưng nếu vướng mắc, có “vấn đề” lại thành chuyện lớn là “tiểu tiện”.
  • Theo Đông y, bạc thau có vị đắng, cay, hơi chua, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thư cân hoạt lạc, khu phong trừ thấp, điều kinh, chỉ huyết (cầm máu), nhuận phế, tiêu đờm, chỉ khái (làm hết ho).
  • Dừa nước là cây thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng. Thân mềm, xốp có rễ ở các mấu. Lá hình bầu dục, mọc so le. Hoa trắng, có cuống dài, mọc ở nách lá.
  • Đường tiết niệu thường phát sinh ra nhiều bệnh như: tiểu đục, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu máu, dưỡng chấp hoặc bí tiểu... bởi những nguyên nhân khác nhau đã gây sự hình thành sỏi tiết niệu, rối loạn chức năng, nhiễm khuẩn ngược dòng đường tiết niệu...
  • Bạch thau còn có tên bạc sau, bạch hoa đằng… Tên khoa học: Argyreia acuta Luor., họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
  • Bí tiểu ở sản phụ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu.
  • Đông y gọi bí tiểu tiện là lung bế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lung bế có thể là do thấp nhiệt, do huyết lâm, thạch lâm, hoặc do các cơ quan lân cận chèn ép làm cho niệu đạo bị bế tắc
  • Sau khi tiểu xong, em vẫn thấy có nhu cầu muốn đi nữa nhưng lại không sao đi được. Tình trạng này làm em cảm thấy vô cùng bí bách và bất tiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY