Thận , Tiết niệu hôm nay

Nỗi niềm bức bách khó nói khi bị bí tiểu

Sau khi tiểu xong, em vẫn thấy có nhu cầu muốn đi nữa nhưng lại không sao đi được. Tình trạng này làm em cảm thấy vô cùng bí bách và bất tiện.
Năm nay em 19 tuổi và là nữ. Vài ngày gần đây, không hiểu sao bỗng nhiên em gặp phải một hiện tượng rất khó chịu đó là bí tiểu. Cụ thể là sau khi tiểu xong, em vẫn thấy có nhu cầu muốn đi nữa nhưng lại không sao đi được. Tình trạng này làm em cảm thấy vô cùng bí bách và bất tiện. Ngoài ra, em không bị triệu chứng gì khác như đau bụng hay tiểu ra máu. Mong bác sĩ giải đáp giúp em liệu đây có phải là triệu chứng của bệnh viêm bàng quang không và cách chữa trị như thế nào ạ? Em xin cảm ơn! (gf_Of...@yahoo.com)
Chào em,

Đi tiểu là một động tác theo ý muốn do kết hợp hài hòa giữa sự co bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang. Như vậy, muốn đi tiểu được phải có đủ các điều kiện: bàng quang co bóp đủ mạnh, các cơ vòng giãn nở đủ rộng, niệu đạo thông thường, không bị vướng mắc. Vì vậy, theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng nguyên nhân dẫn đến chứng bí tiểu của em là do thiếu một trong các yếu tố kể trên. Cụ thể:

1. Bàng quang không co bóp đủ mạnh:

Bàng quang là một túi cơ rỗng, có 3 lớp, chịu sự chỉ huy của hệ thần kinh thực vật, do vậy sự co bóp của bàng quang là hiện tượng phản xạ xảy ra ngoài ý muốn.

Khi bàng quang có đủ lượng nước tiểu từ 300- 400ml thì sẽ xuất hiện cung phản xạ muốn đi tiểu. Nhưng đi tiểu là một động tác theo ý muốn nên nếu chưa muốn đi, não sẽ ức chế không cho cung phản xạ hoạt động, tức sẽ cắt đứt ngay luồng thần kinh của cung phản xạ thực vật chi phối mót tiểu đồng thời không cho cơ vòng vân mở rộng. Ngược lại nếu muốn đi, não sẽ thả lỏng cho cung phản xạ hoạt động và sai khiến cơ vòng vân mở rộng.

Bàng quang sẽ không co bóp đủ mạnh trong các trường hợp sau:

- Mất sự liên hệ với hệ thần kinh thực vật, đặc biệt là khi bị chấn thương cột sống.

- Thành bàng quang bị chai xơ do viêm, mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu.

2. Các cơ vòng nhẵn không giãn nở:

Bản chất của cơ vòng ngoài là luôn luôn co thắt lại. Lúc đi tiểu não sẽ ức chế sự co thắt này và làm giãn nở. Nếu vì lý do gì đó não không tác động được vào cơ vòng nữa sẽ gây bí tiểu.

Cơ vòng nhẵn tức cổ bàng quang không giãn nở khi:

- Mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật (hay gặp trong các trường hợp chấn thương cột sống).

- Cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm; bị biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến; bị bít kín do sỏi ở bàng quang.

3. Niệu đạo mất thông suốt:

Niệu đạo mất sự thông suốt khi bị chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít lại do sỏi hay bị vỡ do chấn thương

Bác sĩ khuyên em tốt nhất nên nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa để khám trực tiếp và nhận được chẩn đoán cũng như chỉ định điều trị thích hợp cho mình.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh! Mangyte.vn
Theo Mask Online
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-noi-niem-buc-bach-kho-noi-khi-bi-bi-tieu-1879.html)
Từ khóa: bí tiểu

Chủ đề liên quan:

bí tiểu

Tin cùng nội dung

  • TS.BS Nguyễn Văn Tín – Trưởng khoa Thận – Tiết niệu lọc máu, BV Hữu Nghị Việt Xô cho biết, trong quá trình điều trị ông đã từng gặp trường hợp phì đại tiền liệt tuyến khổng lồ đến 200gr, bệnh nhân mới chịu nhập viện khiến việc điều trị kéo dài, tốn kém.
  • Nhiều phụ nữ mang thai lần đầu ngoài những khó chịu như: buồn nôn, đau lưng, đau vú… trên thực tế, còn có nhiều triệu chứng khó chịu khác của thai kỳ.
  • Một số đàn ông chỉ với một chút u xơ phì đại tiền liệt tuyến có triệu chứng đáng kể
  • Thường dùng chứa các chứng lậu ra máu, đái buốt, bí tiểu tiện do cơ thể bị nhiệt quá, dùng giải nhiệt, chữa sốt và ho khò khè, đau dạ dày
  • Thân có nhiều lông màu trắng bạc, Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới có nhiều lông mịn màu trắng bạc
  • Bí tiểu thuộc phạm vi chứng lung bế của Đông y. Người bệnh có triệu chứng tiểu rắt, nước tiểu nhỏ giọt ngắn ít, buồn tiểu mà không ra.
  • Một trong những chuyện thuộc về sinh hoạt đời thường bị coi là nhỏ (tiểu) nhưng nếu vướng mắc, có “vấn đề” lại thành chuyện lớn là “tiểu tiện”.
  • Đường tiết niệu thường phát sinh ra nhiều bệnh như: tiểu đục, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu máu, dưỡng chấp hoặc bí tiểu... bởi những nguyên nhân khác nhau đã gây sự hình thành sỏi tiết niệu, rối loạn chức năng, nhiễm khuẩn ngược dòng đường tiết niệu...
  • Bí tiểu ở sản phụ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu.
  • Đông y gọi bí tiểu tiện là lung bế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lung bế có thể là do thấp nhiệt, do huyết lâm, thạch lâm, hoặc do các cơ quan lân cận chèn ép làm cho niệu đạo bị bế tắc
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY