Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Bài Thuốc phòng trị sỏi thận, tiết niệu

Sỏi thận tiết niệu, tiểu buốt gắt, tiểu đục, tiểu ra máu thuộc phạm vi hội chứng “ngũ lâm” và thuộc chứng thấp nhiệt hạ tiêu.
Nguyên nhân phần nhiều hay ăn đồ cay nóng, uống ít nước hoặc do phòng sự quá độ thận âm hư hỏa động, khí hóa của bàng quang suy yếu, nhiệt uất kết, viêm nhiễm. Phòng trị sỏi thận nên thanh thấp nhiệt, bài thạch, tư dưỡng thận âm. Sau đây là một số bài Thuốc phòng trị bệnh.

"Ngũ lâm” đi tiểu có cặn lắng, hoặc siêu âm thấy có sỏi đều gọi là thạch lâm. Nên dùng bài Thạch lâm thông: kim tiền thảo 30g, quả dứa dại 16g, đương quy 14g, xích thược 14g, hoàng bá 14g, tỳ giải 14g, ngưu tất 14g, đào nhân 12g, đăng tâm 6g. Sắc uống. Tác dụng: lợi tiểu thanh thấp, bài thạch, dưỡng âm… Trong bài: Kim tiền, quả dứa, đăng tâm thanh nhiệt lợi thấp thông lâm bài thạch; đào nhân, ngưu tất thông ứ kết; hoàng bá, tỳ giải thanh thấp nhiệt; đương quy, xích thược bổ huyết dưỡng âm. Bài Thuốc có công năng vừa bổ vừa tả. trị sỏi thận tiết niệu, đi tiểu bí khó, thận trướng nước do sỏi. Uống nhiều ngày không sợ hại chân âm, tăng cường chức năng lọc đào thải của thận.

“Ngũ lâm” đi tiểu buốt nóng, tiểu ra máu còn gọi huyết lâm. Phép trị: thanh thấp nhiệt chỉ huyết. Nên dùng bài Tiểu kế ẩm tử gia vị: tiểu kế 20g, bồ hoàng 20g, ngẫu tiết 12g, đương quy 12g, chi tử 12g, hoạt thạch 40g, mộc thông 8g, sinh địa 40g, cam thảo 4g, trúc diệp 12g. Sắc uống. Tác dụng: chỉ huyết, thanh nhiệt, thông lâm… Bài này rất tốt cho người có sỏi, có đợt đi tiểu ra máu.

“Ngũ lâm” đi tiểu đục ở cuối bãi, đau lưng còn gọi cao lâm. Phép trị: thanh thấp nhiệt kiện tỳ. Nên dùng bài Tỳ giải phân thanh ẩm 2: tỳ giải 20g, thương truật 12g, đơn sâm 14g, hoàng bá 14g, liên nhục 12g, bạch linh 20g, xương bồ 12g, xa tiền 14g. Sắc uống. Tác dụng: thanh nhiệt, lợi thấp… Thích hợp người có sỏi, nước tiểu vẩn đục như nước vo gạo, đi tiểu nóng, rát và đau.

“Ngũ lâm” đi tiểu buốt rít, tiểu khó còn gọi khí lâm. Phép trị: thăng thanh giáng trọc. Nên dùng bài Bổ trung ích khí gia giảm: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 16g, hoàng kỳ 14g, thăng ma 12g, sài hồ 12g, đương quy 14g, tỳ giải 14g, xương bồ 10g, ích trí nhân 12g, ô dược 12g. Sắc uống. Tác dụng: bổ khí thăng dương thanh thấp, bài thạch. Thích hợp người có tuổi bị sỏi thận kèm tỳ thận khí hư, tiểu ít, tiểu khó.

“Ngũ lâm” đi tiểu khó khăn, có khi đau xốc lên bụng, gọi là lao lâm. Nên dùng bài Tế sinh thận khí hoàn gia giảm: thục địa 32g, hoài sơn 16g, đơn bì 14g, sơn thù 14g, phục linh 14g, trạch tả 12g, quế chi 12g, phụ tử 4g, ngưu tất 14g, sa tiền 12g. Sắc uống. Tác dụng: ôn dương bổ thận, hóa khí lợi thấp. Thích hợp người có tuổi sỏi thận tiết niệu chữa hết lại có, tiểu không tự chủ.

Lưu ý: nếu sỏi thận gây viêm tiết niệu cấp hoặc thận trướng nước, cần đi khám trị chuyên khoa.

Lương y Minh Phúc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-phong-tri-soi-than-tiet-nieu-n136661.html)

Tin cùng nội dung

  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY