Trẻ sơ sinh được mẹ truyền các kháng thể miễn dịch thông qua nhau thai, có thể bảo vệ trẻ đến tháng thứ 9 sau khi sinh nên trẻ ít khi mắc sởi trong giai đoạn này. Vì vậy vắc-xin sởi thường tiêm trước khi trẻ được 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, khoảng 15 - 20% số trẻ đã tiêm chủng vẫn mắc sởi.
Y học hiện đại chỉ điều trị hỗ trợ: hạ sốt bằng paracetamol, ibuprofen; nghỉ ngơi tại giường, bù phụ nước - điện giải và bổ sung vitamin A, phát hiện biến chứng kịp thời; điều trị kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Các Thuốc kháng virut không có tác dụng chữa sởi.
Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử, do trẻ bị bệnh thường xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng. Nguyên nhân do khí độc đi vào phế, phế chủ bì mao nên có các nốt ban đỏ, khoảng 10 ngày các nốt ban bay mất. Nhưng nếu cơ thể suy yếu, nhiệt thịnh bế ở trong, nhiệt tà quá mạnh không ra ngoài (các nốt ban không mọc) dễ gây biến chứng viêm phổi, tiêu chảy... Bệnh tiến triển theo 3 giai đoạn: thời kỳ phát sốt, thời kỳ sởi mọc, thời kỳ sởi bay. Sau đây là một số trị theo từng giai đoạn.
người bắt đầu nóng, ho, chảy nước mắt nước mũi, mệt mỏi, sốt cao dần, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, niêm mạc miệng có ban chẩn, xem kỹ vùng tai, gáy, cổ, lưng có một vài điểm ban đỏ (thời kỳ này rất giống khởi phát của các bệnh truyền nhiễm khác, cần chú ý đến dịch tễ học). Phép chữa: tuyên thấu giải độc (giải cơ thấu biểu, tân lương giải biểu). Dùng bài Thuốc:
Bài 1: Cát căn giải cơ thang: cát căn 12g, liên kiều 8g, thuyền thoái 6g, xích thược 6g, bối mẫu 4g, kinh giới 6g, đăng tâm thảo 3g, tiền hồ 5g, ngưu bàng tử 6g, mộc thông 6g, tang bạch bì 5g, cam thảo 2g. Sắc uống.
Bài 2: Thanh nhiệt giải biểu thang gia giảm: bèo cái 6g, ngưu bàng tử 5g, thăng ma 4g, thuyền thoái 3g, liên kiều 4g, đậu xị 6g, cát căn 4g. Sắc uống.
YHCT gọi là ma chẩn hay sa tử, do trẻ bị bệnh thường xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng.
xuất hiện các nốt ban sởi, tuần tự từ đầu, mặt, thân mình, lòng bàn tay, bàn chân, mọc càng ngày càng dày. Trẻ sốt cao, ho nhiều, đại tiện nát, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Phép chữa: thanh nhiệt giải độc. Dùng bài Thuốc:
Bài 1 - Hóa độc thanh biểu thang: tiền hồ 3g, chi tử 3g, tri mẫu 4g, địa cốt bì 4g, cát cánh 3g, mộc thông 3g, hoàng liên 2g, hoàng cầm 3g, cát căn 6g, liên kiều 6g, ngưu bàng tử 4g, huyền sâm 4g, thiên hoa phấn 4g, cam thảo 3g, phòng phong 3g, bạc hà 3g, tang diệp 4g, đăng tâm thảo 2g. Sắc uống. Dùng khi các nốt sởi mọc kèm sốt cao.
Bài 2: Ma hạnh thạch cam thang: ma hoàng 4g, hạnh nhân 6g, thạch cao (sắc trước) 20g, cam thảo 3g. Sắc uống. Dùng khi sởi mọc có dấu hiệu biến chứng viêm phổi.
Bài 3: Hóa ban thang: tri mẫu 8g, huyền sâm 12g, sừng trâu (sắc trước) 12g, cam thảo 4g, gạo tẻ 15g. Sắc uống. Dùng khi sởi mọc có dấu hiệu sốt cao li bì, mê sảng (dấu hiệu nhiễm độc thần kinh).
Bài 4: Thanh nhiệt đạo trệ thang: hoàng liên sao 2g, hoàng cầm sao 2g, hậu phác sao 2g, chỉ xác sao 4g, binh lang sao 4g, thanh bì 2g, liên kiều 4g, ngưu bàng tử 4g, sơn tra 8g, đương quy 3g, đăng tâm thảo 6g, cam thảo 2g. Sắc uống. Dùng khi sởi mọc có kèm tiêu chảy.
Bài 5: lá tre 5g, sài đất 4g, mạch môn 3g, kim ngân hoa 4g, sa sâm 3g, cát căn 3g, cam thảo đất 3g. Sắc uống.
sốt có giảm, nhưng còn triều nhiệt do tân dịch giảm, ho, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu ít. Phép chữa: dưỡng âm, thanh nhiệt (không được châm cứu). Dùng bài Thuốc:
Bài 1: Ngân hồ mạch đông tán: ngân sài hồ 8g, sa sâm 12g, huyền sâm 8g, long đởm thảo 3g, đảng sâm 8g, mạch đông 6g, cam thảo 4g, đăng tâm thảo 3g. Tán bột hoặc sắc uống.
Bài 3: sa sâm 12g, hoài sơn 6g, cam thảo 8g, đậu đỏ 12g, mạch môn 8g, hoàng tinh 8g, lá dâu non 12g, hạt sen 12g. Các vị tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30g.