Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bài Thuốc trị chứng phế thận âm hư

Chứng phế thận âm hư là chỉ phế âm khuy tổn, bệnh lâu ngày liên lụy đến thận, xuất hiện chứng âm suy,

Chứng phế thận âm hư thường gặp trong các bệnh: khái thấu, suyễn chứng, thất âm, hư lao, tiêu khát. Dưới đây là một số bài Thuốc điều trị:

Do phế thận âm hư sinh chứng khái thấu

Nguyên nhân: Do nhiệt tà làm tổn thương phế, phế lạc bị tổn hại, dần dà lan tỏa tới thận mà biến thành chứng phế thận âm hư.

Triệu chứng: Bệnh nhân khái thấu ít đờm hoặc trong đờm có lẫn máu ngũ tâm phiền nhiệt, bệnh thường nặng về đêm, họng khô, tai ù, miệng ráo, choáng váng, cơ thể gầy còm, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.

Phép trị: Tư dưỡng thận âm, nhuận phế chỉ khái.

Bài Thuốc: Nguyệt hoa hoàn: thiên môn 40g, mạch môn 40g, sinh địa 40g, a giao 40g, cúc hoa 80g, lãi can 20g, bách bộ 40g, sa sâm 40g, phục linh 20g, tam thất 20g, tang diệp 80g, hoài sơn 40g. Tán bột mịn làm viên hoàn mật, mỗi viên 5g ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2 viên với nước đun sôi để ấm. Nếu làm Thuốc sắc thì tùy chứng trạng của bệnh nhân mà dùng liều lượng và gia giảm cho thích hợp. Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày.


Vị Thuốc mạch môn trong bài Thuốc trị chứng phế thận âm hư.

Do phế thận âm hư sinh hen suyễn

Nguyên nhân: Do khái suyễn lâu ngày, bệnh ở phế liên lụy đến thận. Phế kim không sinh thận thủy (bệnh mẹ liên lụy đến con) dẫn đến phế thận âm cùng hư.

Triệu chứng: Bệnh nhân suyễn gấp, hễ lao động thì bệnh tăng, tinh thần mệt mỏi.

Phép trị: Bổ phế chế thủy.

Dùng bài Sinh mạch tán phối hợp với bài Thất vị đô khí hoàn

Bài Sinh mạch tán gồm: nhân sâm 20g ngũ vị tử 12g, mạch môn 12g.

Bài Thất vị đô khí hoàn gồm: thục địa 12g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, ngũ vị tử 6g, phục linh 12g, đan bì 8g, trạch tả 12g.

Tùy chứng trạng của bệnh nhân mà gia giảm và dùng liều lượng cho thích hợp. Ngày 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, trước khi ăn.

Do phế thận âm hư sinh chứng thất âm (mất tiếng)

Nguyên nhân do táo hỏa làm tổn thương âm, tân dịch bị hun đốt, nếu bệnh lâu ngày thì phế thận đều suy, sự thanh túc của phế kim yếu đi, thận âm không đủ thủy để dâng lên làm khàn tiếng hoặc tiếng nói bị biến dạng.

Triệu chứng: Bệnh nhân thường khàn tiếng, họng ráo, ho khan ít đờm, hư phiền ngủ kém, lòng bàn tay lòng bàn chân nóng, lưng đùi yếu, lưỡi đỏ mạch tế sác.

Điều trị: Dưỡng âm nhuận phế, hóa đờm.

Bài Thuốc: Bách hợp cố kim thang: sinh địa 16g, mạch môn 12g, đương quy 12g, huyền sâm 12g, bối mẫu 8g, thục địa 24g, bách hợp 20g, bạch thược 12g, cát cánh 8g, cam thảo 4g. Ngày một thang, sắc uống 3 lần. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm và dùng liều lượng cho thích hợp.

Do hư lao xuất hiện chứng phế thận âm hư

Nguyên nhân: Do ốm lâu ngày dẫn đến hư lao, làm tổn thương đến phần âm của phế và thận.

Triệu chứng: Bệnh nhân thường có chứng mỏi lưng, triều nhiệt vãng lai, váng đầu, ù tai, họng ráo, ho khan, khạc ra huyết, lưỡi sáng, ít tân dịch, mạch tế sác.

Điều trị: Dưỡng âm nhuận phế, tư thận ích tinh.

Bài Thuốc: Chững âm lý lao thang phối hợp với bài Bổ nguyên tiễn.

Bài Chững âm lý lao thang gồm: đan bì 8g, đương quy 8g, cam thảo 4g, liên tử 12g, mạch môn 8g, quất bì 8g, ý dĩ 12g, bạch thược 6g, ngũ vị tử 6g, sinh địa 12g, nhân sâm 12g, đại táo 3 quả.

Bài Đại bổ nguyên tiễn gồm: hoài sơn 8g, thục địa 20g, sơn thù nhục 4g, đỗ trọng 12g, cẩu kỷ tử 8g, đương quy 8g. Tùy triệu chứng của bệnh nhân mà gia giảm. Ngày 1 thang sắc uống 3 lần, uống trước khi ăn.

Do phế thận âm hư sinh bệnh tiêu khát (đái tháo đường)

Nguyên nhân: Do táo nhiệt phạm phế hoặc do buông thả T*nh d*c, tinh khí suy tổn, thận âm bị tổn hao, dẫn đến phế thận âm hư, phế mất chức năng trị tiết, sự nhiếp nạp của thận không bền, mất tác dụng co thắt, thủy dịch dồn thẳng xuống mà sinh bệnh.

Triệu chứng: Bệnh nhân tiểu tiện nhiều lần trong ngày mà sinh ra chứng tiêu khát.

Phép trị: Nhuận phế tư thận, sinh tân trừ khát.

Bài Thuốc: Nhị đông thang phối hợp với bài Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm: thiên môn 8g, mạch môn 12g, thiên hoa phấn 12g, cam thảo 2g, hoàng cầm 8g, tri mẫu 8g, nhân sâm 4g, hà diệp 8g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân mà gia giảm và dùng liều lượng cho thích hợp. Ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

TTND. BS. Nguyễn Xuân Hướng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-tri-chung-phe-than-am-hu-n156510.html)

Chủ đề liên quan:

phế thận âm hư thuốc trị

Tin cùng nội dung

  • Tất cả các loại rượu, bia, rượu vang, rượu trắng, rượu “ngoại”... đều chứa cồn (alcol etylic, ethanol) rất độc hại cho cơ thể vì nó có ảnh hưởng đến thể lực, tư duy, trí tuệ, khả năng lao động.
  • Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thuộc chứng vị quản thống của y học cổ truyền. Nguyên nhân gây bệnh do tình chí bị kích thích, can khí uất kết hay do ăn uống thất thường...
  • Suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp, biểu hiện bằng các triệu chứng: nhức đầu, mất ngủ, tim đập mạnh...
  • Khái thấu đàm ẩm (viêm phế quản) là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt, khí táo xâm nhiễm gây ra.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh
  • Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thành tĩnh mạch bị giãn ra, sung huyết.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY