Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bài Thuốc trừ ho hóa đờm thanh phế khí

Đông y cho rằng, 5 tạng, 6 phủ đều có thể làm cho người ta sinh ra chứng ho. Nhưng chủ yếu là do các tạng tỳ, phế, thận. Sau đây là những bài Thuốc giúp trừ ho hóa đờm thanh phế khí.

Chứng ho Đông y gọi là khái thấu. Khái là ho nhưng không có đờm, bệnh phát ra từ thận. Thấu là không ho nhưng có nhiều đờm, bệnh thường phát ra từ tỳ. Chứng ho có 2 nguyên nhân: Ngoại cảm và nội nhân.

Ho do ngoại cảm

Triệu chứng: Ho ngứa cổ, đờm loảng màu trắng, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, sợ rét, phát sốt, đau đầu, đau khắp mình mẩy, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

Bài Thuốc “Chỉ thấu tán”: kinh giới 12g, tử uyển 12g, cát cánh (sao) 12g, bách bộ 12g, trần bì 8g, chích thảo 4g, sinh khương 12g.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống trong ngày, uống trước khi ăn, khi Thuốc còn ấm.

Triệu chứng: Ho nhiều đờm màu vàng nhưng khó khạc ra, mặt đỏ, miệng khát, sốt cao, ra mồ hôi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

Bài Thuốc “Tang cúc ẩm gia giảm”: tang diệp 12g, cúc hoa 6g, bạc hà 6g, lô căn 8g, hạnh nhân 8g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, liên kiều 8g.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn sáng và ăn tối, uống liên tục 5 ngày.

Triệu chứng: Ho đờm nhiều dễ khạc ra, sốt, khát nước nhựng không muốn uống, tâm phiền, lồng ngực đầy tức, mặt đỏ, tay chân nặng nề, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu hoạt.

Vị Thuốc kim ngân hoa trong bài Thuốc thanh lạc ẩm.

Bài Thuốc “Thanh lạc ẩm”: lá sen tươi 8g, kim ngân hoa tươi 12g, vỏ xanh dưa hấu 12g, hoa đậu ván tươi 12g, xơ mướp 8g, trúc diệp tươi 8g.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn, uống liên tục 3 ngày.

Triệu chứng: Ho khan không có đờm, nếu có ít đờm thì khó khạc ra, phiền khát, mặt đỏ, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác.

Bài Thuốc “Hoàng liên giải độc thang”: hoàng liên 12g, hoàng cầm 8g, hoàng bá 8g, chi tử 8g. Tùy theo chứng trạng có thể gia thêm các vị khác cho thích hợp.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày. Nếu bệnh ho đã lâu ngày dùng bài “Thanh táo cứu phế thang”: thanh cao 10g, tang diệp 12g, nhân sâm 6g, hạnh nhân 6g, chích thảo 4g, hồ ma nhân 6g, A giao 6g, mạch môn 6g, tỳ bà diệp 4g.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống liên tục 15 thang.

Ho do nội nhân

Triệu chứng: Ho khi nặng, khi nhẹ, đờm dính ở cổ họng khạc khó ra, ngực sườn chướng đầy, lưỡi không có rêu, mạch huyền.

Bài Thuốc “Tô tử giáng khí thang”: tô tử 10g, bán hạ 10g, nhục quế 6g, cam thảo 8g, đại táo 8g, tiền hồ 4g, hậu phác 4g, sinh khương 6g, trần bì 6g, đương quy 8g.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần trước khi ăn.

Triệu chứng: Tiếng ho nhỏ, đờm nhiều dễ ra, ăn ít, mặt nhợt, nhiều mồ hôi, hơi thở ngắn tinh thần mệt mỏi, sức yếu.

Bài Thuốc “Lục quân tử thang gia giảm”: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 8g, bán hạ (chế) 10g, trần bì 12g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân gia giảm cho thích hợp.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, sắc uống trong ngày uống sau khi ăn khi Thuốc còn ấm.

Triệu chứng: Ho ít đờm, ngày ho ít đêm ho nhiều, họng khô, nóng về đêm, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ sẩm, mạch tế sác.

Bài Thuốc “Lục vị hoàn gia vị” hoặc bài “Nguyệt hoa hoàn”: thiên môn 8g, mạch môn 8g, sinh địa 12g, thục địa 12g, hoài sơn 12g, bách bộ 8g, sa sâm 12g, xuyên bối mẫu 8g, A giao 12g, phục linh 12g, tang diệp 12g, cúc hoa 12g.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang sắc uống  trong ngày, uống sau khi ăn.

BS. Vũ Quốc Trung

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-tru-ho-hoa-dom-thanh-phe-khi-n193022.html)
Từ khóa: trừ hophế khí

Chủ đề liên quan:

phế khí trừ ho

Tin cùng nội dung

  • Mật ong là một thực phẩm quý chữa được nhiều bệnh. Một trong số đó là công dụng trị ho.
  • Dùng ngoài trị bệnh nấm ecpet mọc vòng, trĩ nhức nhối, đòn ngã bầm giập, nghiền quả thành bột và đắp vào chỗ đau hoặc nấu nước để xông và rửa
  • Vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khư phong trấn kinh, trừ ho chặn suyễn, tiêu thũng lợi niệu, khư phong thấp
  • Lá xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất; phiến lá dài 12mm, rộng 4mm, mặt lá phủ dầy lông tuyến để hút sâu bọ
  • Theo ý đó, phương Thuốc cổ truyền cũng bao gồm nhiều vị tá, tạo ra tính phong phú về tác dụng cho phương Thuốc, góp phần nâng cao hiệu quả trị bệnh chung.
  • Bóng bì lợn còn có tên khác là trư phu, là phần da lợn được cạo hết lông bên ngoài và lớp mỡ bên trong, phơi khô và nướng phồng.
  • Ô mai là một món ăn ngon, được ưa thích của nhiều người, đồng thời cũng là một vị Thuốc trừ ho quen thuộc.
  • Mật ong được ví như một sản vật quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người với nhiều công dụng chữa bệnh quý. Một trong số đó là công dụng trừ ho. Các nhà khoa học phương tây qua nhiều nghiên cứu đã khẳng định “Mật ong là liệu pháp thiên nhiên số 1 mà con người nên sử dụng khi gặp các vấn đề ho, cảm cúm. Tốt hơn bất kì một loại Thu*c mua ở quầy nào”.
  • Theo y học cổ truyền, dưa vàng vị ngọt, tính mát, không độc, vào kinh phế, thận, có tác dụng giải nhiệt, sinh tân dịch, thích dụng điều trị các bệnh lý về đường hô hấp cấp và mạn tính...
  • Theo Đông y, ô mai có vai trò cốt yếu trong chữa trị các chứng ho lâu ngày, khản tiếng, mất tiếng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY