Khoa học hôm nay

Ban hành 16 nhiệm vụ ưu tiên giảm phát thải khí mê-tan

(HNMO) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030, bao gồm 6 nhiệm vụ cụ thể và danh mục 16 nhiệm vụ ưu tiên.

(HNMO) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030, bao gồm 6 nhiệm vụ cụ thể và danh mục 16 nhiệm vụ ưu tiên.

Kế hoạch bảo đảm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 942/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu về giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030 trong phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nỗ lực quốc gia giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức phát thải khí mê-tan năm 2020.

Trong đó, 6 nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách; thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí mê-tan trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực, nhận thức; tăng cường hợp tác song phương, đa phương và huy động nguồn lực; giám sát, đánh giá.

Giai đoạn từ nay đến năm 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung thực hiện 16 nhiệm vụ ưu tiên: Xây dựng kế hoạch chi tiết giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030 trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải; xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật về giảm phát thải khí mê-tan trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải; xây dựng cơ chế, chính sách quản lý tín chỉ các-bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon, bao gồm giảm phát thải khí mê-tan.

Bộ sẽ nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn áp dụng phương pháp kiểm kê khí mê-tan trong lĩnh vực quản lý chất thải ở bậc cao nhất phù hợp điều kiện Việt Nam. Bên cạnh đó, công tác điều tra, khảo sát và xây dựng hệ số phát thải khí mê-tan đặc trưng quốc gia cũng được thực hiện cho 2 lĩnh vực: Quản lý chất thải rắn; xử lý và xả thải nước thải sinh hoạt.

Đối với các nhiệm vụ dài hạn, từ nay đến năm 2030, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng, hoàn thiện đồng bộ các quy trình, quy định, hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến thu gom, vận chuyển, phân loại, tái sử dụng, tái chế, công nghệ xử lý chất thải; điều tra, đánh giá hiện trạng tại các địa phương; tổ chức triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, cũng như chuyển giao công nghệ tiên tiến trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải...

Trên cơ sở nội dung của kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các đơn vị có liên quan thuộc Bộ chủ động, phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai bảo đảm chất lượng và tiến độ...

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1058298/ban-hanh-16-nhiem-vu-uu-tien-giam-phat-thai-khi-me-tan)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm giun đường ruột là bệnh phổ biến ở nước ta, do khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm, thói quen ăn uống thiếu vệ sinh.
  • Mới đây, UBND tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định xử phạt 1,4 tỉ đồng đối với công ty TNHH bệnh viện đa khoa tư nhân Lê Ngọc Tùng, tỉnh Tây Ninh về hành vi chôn lấp, đổ rác thải y tế nguy hại không đúng quy định.
  • Một nữ công nhân ở Cà Mau trong quá trình phân loại rác đã tình cờ phát hiện chiếc bóp có nhiều vàng. Chị giao nộp cho cơ quan công an tìm chủ sở hữu nhưng đã 1 năm mà không ai đến nhận. Trong khi đó, chị bị mất việc và lâm cảnh khốn cùng.
  • Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho rất nhiều bệnh lây qua đường hô hấp phát triển, đặc biệt là viêm dây thanh quản.
  • Tôi 63 tuổi hay bị mất ngủ đã dùng nhiều Thuốc ngủ, nhưng giấc ngủ không ngon, tỉnh dậy người mệt mỏi, hay nhức đầu.
  • Sau khi bão đi qua, tình trạng ô nhiễm môi trường là những yếu tố thuận lợi để bệnh tật phát sinh
  • Hiện nay, tình trạng xe chở vật liệu, rác thải... làm rơi vãi gây ô nhiễm môi trường, nguy hiểm cho phương tiện không còn chỉ là những chuyện vặt như thứ rác thải rơi ra.
  • Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhiều người dân trên thế giới. Không những thế, mối đe dọa này đang từng ngày gây nhiều tổn hại đối với sức khỏe của con người trong đó có trẻ em.
  • Mùa hè, thời tiết nóng nực, ra mồ hôi nhiều cộng với ô nhiễm môi trường, bụi bặm… nếu vệ sinh da không tốt sẽ là cơ hội cho bệnh nấm ngoài da phát triển hoặc gây nhiễm khuẩn da,
  • Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY