Mới đây, UBND tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định xử phạt 1,4 tỉ đồng đối với công ty TNHH bệnh viện đa khoa tư nhân Lê Ngọc Tùng, tỉnh Tây Ninh về hành vi chôn lấp, đổ rác thải y tế nguy hại không đúng quy định.
Mới đây, UBND tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định xử phạt 1,4 tỉ đồng đối với công ty TNHH bệnh viện đa khoa tư nhân Lê Ngọc Tùng, tỉnh Tây Ninh về hành vi chôn lấp, đổ
chất thải y tế nguy hại không đúng quy định. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp mang tính trừng trị, để ngăn ngừa những mối nguy hại lớn do
rác thải y tế">
rác thải y tế đến môi trường và sức khỏe con người
ngành y tế cần cả thế, lực và công nghệ.
rác thải y tế
Thống kê cho thấy, Việt Nam có trên 13.000 cơ sở y tế, phát sinh khoảng 350 tấn chất thải y tế mỗi ngày (trong đó có 40 tấn chất thải nguy hại), mức tăng chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm. Dự kiến đến năm 2020 là 800 tấn/ngày. Tuy nhiên hiện mới có 69% bệnh viện, 32% cơ sở y tế dự phòng thuê xử lý chất thải hoặc tự xử lý. Các cơ sở còn lại đang xử lý nguồn
rác thải y tế">
rác thải y tế bằng cách chôn lấp, đốt thủ công. Các bệnh viện không có đủ khả năng phân loại, xử lý, tiêu hủy, đã xả, chôn
chất thải y tế bữa bãi dẫn đến ô nhiễm, lây lan bệnh tật, ảnh hưởng lớn đến môi trường và xã hội. Tình trạng ô nhiễm môi trường báo động trong thời gian qua có sự “tiếp tay” không nhỏ của các chất thải y tế.
Rúng động dư luận những ngày vừa qua là hành vi chôn lấp hơn 63 tấn
rác thải y tế nguy hại của BV Đa khoa tư nhân Lê Ngọc Tùng (Tây Ninh). Điều đáng nói, đây không phải là đơn vị duy nhất xả
rác thải y tế gây ô nhiễm môi trường và cũng không phải là đơn vị đầu tiên bị phát hiện vi phạm môi trường một cách trắng trợn. Trước đó, Bộ Y tế cũng đã xử lý hàng loạt phòng khám, BV có hành vi chôn lấp
rác thải y tế nguy hại tương tự.
Các chất thải y tế mang theo nhiều loại vi rút nguy hại như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, Ecoli cùng nhiều loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virus bại liệt… có khả năng xâm nhập các loại thủy sản, vật nuôi, rau thủy canh. Người dân ăn phải các thực phẩm mang mầm bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh sẽ rất cao. Có thể ngay thời điểm hiện tại những mầm bệnh này chưa phát trác, nhưng nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng về lâu dài, thậm chí cho cả một thế hệ trẻ em trong tương lai. Các chuyên gia cũng đặc biệt lưu ý đến các loại rác thải sắc nhọn như kim tiêm, ống Thu*c tiêm hay nước cất thủy tinh… sẽ gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể.
Không chỉ vậy, trên thực tế, quá trình xử lý các loại
rác thải y tế">
rác thải y tế tại không ít BV và cơ sở khám chữa bệnh cũng gây nhiều nguy hại cho con người và môi trường xung quanh. Nhiều lò đốt tại các BV đã cũ kỹ, lạc hậu, khói bụi ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân. Tại một số BV hằng ngày phải phân loại ống tiêm, lọ thủy tinh đựng nước cất, ống thủy tinh đựng Thu*c tiêm riêng rồi đổ vào hố chôn được xây dựng kiên cố nhưng do quá nhiều nên các hố chôn này cũng đầy ắp, bệnh viện chưa biết tới đây sẽ xử lý loại chất thải rắn ra sao. Đấy là chưa kể đến một lượng lớn các
rác thải y tế được “tuồn” ra ngoài khi chưa được phân loại và xử lý cẩn thận.
Những nguy hiểm từ việc xả rác y tế bừa bãi gây ra cho môi trường và con người là vô cùng nghiêm trọng và đang đến mức báo động, song để ngăn chặn vấn nạn này thì ngành y tế cần có những biện pháp mạnh tay.
Vừa qua, Bộ Y tế đã có các văn bản yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành cập nhật, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường. Bộ còn xây dựng cơ chế đặc thù để các doanh nghiệp có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính triển khai một số dự án cấp bách để giải quyết ngay những cơ sở chữa bệnh đang gây ô nhiễm nặng nề nhất. Các sở y tế địa phương cũng tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực của cán bộ quản lý và nhân viên y tế về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý chất thải y tế.
Những năm gần đây, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường cũng đã phối hợp với Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố phát hiện và xử lý hơn 60 vụ việc vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế. Đơn cử, BV Đa khoa Cần Thơ bị phạt 360 triệu đồng, BV Chấn thương chỉnh hình Sài Gòn bị phạt 125 triệu đồng do vi phạm về xử lý nước thải… Mới đây nhất, ngày 3/9, UBND tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định xử phạt 1,4 tỉ đồng đối với công ty TNHH BV đa khoa tư nhân Lê Ngọc Tùng, tỉnh Tây Ninh về hành vi chôn lấp, đổ chất thải y tế nguy hại không đúng quy định. Bên cạnh những biện pháp nhằm giảm thiểu mối đe dọa do rác thải y tế">rác thải y tế gây ra như: tăng cường tuyên truyền, thanh tra, xử phạt…, nhiều BV và cơ sở y tế cũng đã chủ động, mạnh dạn đầu tư và đưa vào sử dụng những công nghệ mới như: Thu*c tiêm ống nhựa, nước cất ống nhựa công nghệ BFS của Mỹ để pha Thu*c, thay thế ống thủy tinh giá rẻ chất lượng thấp, nguy hại cho môi trường. Đi đầu trong chiến dịch này có hơn 100 BV như: BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, Việt Đức, Viện Huyết học truyền máu, bệnh viện E, Nhi Trung ương, Răng Hàm Mặt... Đặc điểm nổi trội của các loại Thu*c tiêm ống nhựa và nước cất ống nhựa này là có tính tự động hóa cao, tất cả các quy trình đều được thực hiện trong một khuôn máy, xóa bỏ các khâu xử lý lọ như: tồn kho, làm sạch, khử trùng giúp hạn chế tối đa ô nhiễm vi sinh vật. Không những thế chúng còn giảm trừ được chi phí rủi ro từ vận chuyển, hay chi phí sử dụng, thu gom, tiêu hủy rác thải y tế, tiết kiệm chi phí và làm giảm lượng rác thải y tế trong điều trị từ những chiếc gạc mà trước kia các y tá, điều dưỡng viên vẫn thường phải dùng lót để bẻ ống.
Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2009 - 2015; phấn đấu 100% BV tuyến Trung ương, BV tư nhân; 70% BV tuyến tỉnh, ngành; 50% BV tuyến huyện thực hiện xử lý chất thải y tế đảm bảo tiêu chuẩn môi trường vào năm 2015. Nhưng để đạt được mục tiêu này rất cần những biện pháp mạnh tay, cả thế, lực và công nghệ, không chỉ trong việc “thắt chặt” quản lý, đẩy mạnh tuyên truyền mà còn cần mạnh dạn đầu tư các dây chuyền, công nghệ mới sản xuất những sản phẩm hạn chế tính ô nhiễm môi trường.