Kinh tế xã hội hôm nay

“Báo động đỏ”: Siêu cấp cứu thắng tử thần

Bé trai bị đâm xuyên não, Tính mạng bé sơ sinh văng khỏi bụng mẹ sau T*i n*n giao thông, hai anh em bị kẻ tâm thần đâm nhiều nhát... có lẽ đã nằm trong tay thần ch*t nếu như không có quy trình Báo động đỏ của Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM...
Vậy quy trình "báo động đỏ" thực sự là quy trình gì? Phóng viên báo SK&ĐS đã phỏng vấn TS. Tăng Chí Thượng - Phó giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh - người đã xây dựng và triển khai "báo động đỏ">Quy trình báo động đỏ" này trong thời gian ông giữ chức Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM.

báo động đỏ, việc áp dụng quy trình này có khó khăn gì, đòi hỏi những yếu tố gì? Trong quá trình áp dụng, theo ông đâu là yếu tố then chốt để quy trình phát huy hiệu quả cao nhất?

Quy trình Báo động đỏ cho phép bác sĩ bỏ qua các giai đoạn như hội chẩn, xét nghiệm, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh... theo những qui trình chuyên môn bình thường mà chuyển thẳng bệnh nhân từ phòng cấp cứu lên ngay phòng mổ. Nếu không áp dụng Quy trình báo động đỏ, nhanh nhất cũng mất khoảng 30 phút. Trong khi đó, nếu phát lệnh báo động đỏ, huy động tốc lực tối đa thì trong vòng chưa tới 5 phút, khi bệnh nhân được đẩy thẳng lên phòng mổ là tất cả đã sẵn sàng.

Quy trình Báo động đỏ đã được Bệnh viện Nhi Đồng 1 triển khai từ năm 2010, đảm đương cấp cứu vào thời điểm ngoài giờ làm việc của ca chiều, tập trung đồng thời các ê-kíp gây mê, hồi sức, phẫu thuật, ngân hàng máu... Các bác sĩ trong quy trình phải luôn mở điện thoại 24/24 giờ, khi nhận được tín hiệu báo động, không cần biết là thời gian nào, đang ở đâu, không cần hỏi han dài dòng về tình trạng nhập viện của bệnh nhân, phải ngay lập tức có mặt tại phòng mổ.

Nếu không xây dựng và ban hành qui trình này thì các bác sĩ cấp cứu khi tiếp nhận bệnh nhân cũng sẽ tích cực cấp cứu hồi sức nội khoa, nhưng các bước tiếp theo có thể bị chậm hơn như phải hội chẩn bác sĩ ngoại khoa, làm siêu âm, Xquang, làm các xét nghiệm và chờ kết quả xét nghiệm, chờ phòng mổ báo mới chuyển bệnh nhân... Mặc dù cũng khẩn trương, tích cực cấp cứu cho bệnh nhân nhưng nhiều trường hợp rất nguy kịch do sốc mất máu nặng có thể không qua khỏi nếu không được can thiệp ngoại khoa kịp thời.

báo động đỏ">Quy trình báo động đỏ của BV là xử trí cấp cứu tối khẩn cấp, áp dụng cho những trường hợp cấp cứu cần can thiệp ngoại khoa mới hy vọng cứu sống được người bệnh. Để áp dụng thành công quy trình này đòi hỏi một số nguyên tắc quan trọng như: khả năng chẩn đoán lâm sàng nhanh của các bác sĩ trực cấp cứu và xử trí hồi sức; khả năng vừa vận chuyển bệnh nhân từ khoa cấp cứu đến phòng mổ của bệnh viện, vừa tiếp tục hồi sức tích cực trên đường vận chuyển; huy động sự tham gia vừa khẩn trương vừa đồng bộ của các khoa phòng khác: Khoa Ngoại, Khoa Gây mê hồi sức, Khoa Xét nghiệm, Ngân hàng máu, siêu âm, Xquang, lực lượng bảo vệ của bệnh viện... Một trong những điểm quan trọng của qui trình là phân quyền cho bác sĩ khoa cấp cứu về phát lệnh “báo động đỏ”...

Các bệnh viện muốn áp dụng quy trình trên cần chuẩn bị nhân tố con người và hạ tầng kỹ thuật ra sao? Quy trình này có được áp dụng rộng rãi tại các nước phát triển không, thưa ông?

Phân tích cho thấy Qui trình báo động đỏ không phải là một qui trình đòi hỏi sử dụng những kỹ thuật cao mà là đòi hỏi sự phối hợp một cách khẩn trương và nhịp nhàng của các khoa phòng trong bệnh viện, do đó qui trình này hoàn toàn có thể áp dụng cho tất cả các bệnh viện có khả năng can thiệp cấp cứu ngoại khoa. Do tình cờ thấy được qui trình này tại Bệnh viện nhi ở Melbourn (Australia) và tính ưu việt của nó trong cấp cứu bệnh nhân nên tôi đã vận dụng triển khai quy trình này.

Nếu không xây dựng và ban hành qui trình này thì các bác sĩ cấp cứu khi tiếp nhận bệnh nhân cũng sẽ tích cực cấp cứu hồi sức nội khoa, nhưng các bước tiếp theo có thể bị chậm hơn như phải hội chẩn bác sĩ ngoại khoa, làm siêu âm, Xquang, làm các xét nghiệm và chờ kết quả xét nghiệm, chờ phòng mổ báo mới chuyển bệnh nhân... Mặc dù cũng khẩn trương, tích cực cấp cứu cho bệnh nhân nhưng nhiều trường hợp rất nguy kịch do sốc mất máu nặng có thể không qua khỏi nếu không được can thiệp ngoại khoa kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bao-dong-do-sieu-cap-cuu-thang-tu-than-17006.html)

Tin cùng nội dung

  • Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Nam Định, Tiền Giang đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh lại quy định về thủ tục chuyển viện trong trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu, bởi hiện nay nếu không có giấy chuyến viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì bệnh nhân sẽ phải đóng 50% viện phí.
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY