Dinh dưỡng hôm nay

Bật mí những bí mật về quả dứa

Rất ít người biết rằng dứa là loại trái cây nhiệt đới thứ 2 được yêu thích trên thế giới. Bên cạnh đó còn rất nhiều mặt lợi và hại về dứa mà bạn chưa biết. Bài viết sau sẽ bật mí những bí mật thú vị về dứa hãy cùng tham khảo.

Những sự thật có thể bạn chưa biết về dứa

1. Từ '"dứa" trong tiếng Anh, "pineapple", có nguồn gốc là từ tiếng Tây Ban Nha "piña", được sử dụng lần đầu vào năm 1398 để chỉ một quả thông. 300 năm sau, từ "quả thông" (pinecone) ra đời, do đó, "pineapple" chính thức là từ để chỉ quả dứa.

2. Dứa được phát hiện vào năm 1493 bởi những người châu Âu trên hòn đảo Guadalupe thuộc vùng biển Caribbe.

3. Những nỗ lực ban đầu của người châu Âu để trồng dứa đã thất bại ê chề cho đến khi họ nhận ra rằng loại quả này cần khí hậu nhiệt đới để sinh trưởng. Mãi đến cuối thế kỉ thứ 16, những nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha mới giới thiệu dứa vào các thuộc địa ở khu vực châu Á, châu Phi và Nam Thái Bình Dương.

4. Do dứa rất dễ hỏng, nên dứa tươi là một sản vật hiếm cho những thuộc địa ở Bắc Mỹ. Dứa bọc đường là một món ăn xa xỉ và dứa tươi hiển nhiên trở thành biểu tượng cho quyền lực và đẳng cấp xã hội.

Dứa được xem là món ăn xa xỉ đối với nhiều nước.

5. Dứa được trồng lần đầu ở Hawaii vào thế kỉ thứ 18. Hawaii cũng là bang duy nhất ở Mỹ trồng được dứa.

6. Các nước khác trồng dứa với mục đích thương mại là Thái Lan, Phillipines, Trung Quốc, Brazil và Mexico.

7. Phải mất 3 năm để một cây dứa trưởng thành.

8. Ngành công nghiệp dứa sử dụng mọi bộ phận của quả dứa. Phần vỏ, lõi và lá dứa được sử dụng đề sản xuất nhiều loại sản phẩm như dấm, đồ uống chứa cồn và thức ăn cho động vật.

9. Dứa là loại trái cây vô cùng giàu dinh dưỡng. Về thành phần hóa học, trong 100g dứa ta có đến 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten,...

10. Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của quả dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Những người bị cao huyết áp nên ăn dứa để tránh nguy cơ tụ máu dẫn đến tai biến mạch máu não. Ngoài ra, ăn dứa hàng ngày sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, tăng hệ miễn dịch, chống viêm khớp,... và chống ôxy hóa, giúp cho chị em phụ nữ có làn da đẹp mịn màng.

11. Tuy nhiên, khi ăn dứa lại phải rất thận trọng bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc hay còn gọi là dị ứng rất nguy hiểm, nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Cách ăn dứa an toàn, không hại sức khỏe

- Chọn mua dứa tươi và lành lặn, không bị dập nát.

- Gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa.

Nếu ăn trực tiếp thì cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt khoảng 10 phút để loại bỏ nấm độc

- Nếu ăn trực tiếp (ăn sống) thì cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt khoảng 10 phút để loại bỏ nấm độc đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến người ăn không bị rát lưỡi.

- Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu, giảm khả năng gây dị ứng.

- Không nên ăn dứa khi đói vì các axit hữu cơ và bromelin tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây nôn nao khó chịu.

- Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Thiện Thanh

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/bat-mi-nhung-bi-mat-ve-qua-dua-25570/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY