Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

“Bất ngờ” với 10 cách làm tan sỏi thận, sỏi tiết niệu tại nhà

Cách làm tan sỏi thận, sỏi tiết niệu nhờ thảo dược giúp “trục xuất” sỏi một cách an toàn và hiệu quả nhưng quan trọng cần chọn đúng phương pháp và kiên trì thực hiện.

Nguyên nhân gây sỏi thận là do đâu? Hiểu đúng mới trị đúng

Sỏi thận, là tình trạng lắng đọng và tích tụ các khoáng chất trong nước tiểu tạo các tinh thể cứng. Có 3 yếu tố chính tác động đến quá trình này là nước tiểu cô đặc, nồng độ khoáng chất tăng cao trong khi chất ức chế kết tinh sỏi giảm.

Ngoài ra, chế độ ăn uống và sinh hoạt có tác động lớn đến sự hình thành như: ăn nhiều muối, đường, chất béo bão hòa, protein động vật, thực phẩm giàu oxalat, thói quen ít vận động hay thừa cân béo phì,… Do đó, để ngăn ngừa bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, cần tác động toàn diện vào các yếu tố này.

Sỏi thận, sỏi tiết niệu hình thành do nhiều nguyên nhân ( ảnh minh họa)

Chèn hình sỏi vào góc bên trái của hình người thay màu nền của hình sỏi thành màu trắng (KH gửi lại ảnh nên trắng)

Cách làm tan sỏi thận, sỏi tiết niệu bằng kinh nghiệm dân gian

Dưới đây là một số cách trị sỏi thận, sỏi tiết niệu theo dân gian, dễ áp dụng tại nhà:

Dùng Kim tiền thảo

Theo nghiên cứu tại Đại học Kumamoto, Nhật Bản cho thấy, Kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu để bào mòn sỏi theo cơ chế tự nhiên. Ngoài ra, còn giúp kiềm hóa nước tiểu, giảm đau chống viêm, giúp hòa tan, ngăn ngừa lắng đọng sỏi và ngừa biến chứng viêm đường do sỏi.

Cách làm tan sỏi thận, từ Kim tiền thảo là dùng khoảng 25 – 40g lá Kim tiền thảo sắc nước uống hàng ngày hoặc kết hợp cùng các thảo dược như Râu mèo, Xa tiền tử trong một số bài Thu*c cổ phương như Bát chính tán, Thạch vị tán,… để có hiệu quả tối ưu.

Kim tiền thảo: Thảo dược dành cho người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu

Dùng cây Râu mèo

Vị Thu*c này được ví như “khắc tinh” của sỏi tiết niệu. Theo kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Chiết Giang và Trường Khoa học dược phẩm Malaysia, cây Râu mèo có tác dụng lợi tiểu, tăng bào mòn sỏi đồng thời giúp giảm nồng độ các khoáng chất (caxi, oxalat, acid uric). Ngoài ra, hoạt chất trong cây Râu mèo còn kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Để làm tan sỏi, bạn dùng 30 – 50g Râu mèo đun với 500ml nước lọc, chia làm 2 – 3 lần uống, uống trước ăn 15 – 30 phút trong vòng 8 ngày, sau đó nghỉ 2 – 4 ngày và lặp lại quy trình này.

Cây Râu mèo giúp lợi tiểu và bào mòn sỏi thận, sỏi tiết niệu

Dùng Râu ngô

Râu ngô từ lâu được biết đến với công dụng lợi tiểu giúp tăng lưu lượng nước tiểu, ngoài ra còn giúp cầm máu trong trường hợp sỏi gây trầy xước niêm mạc tiết niệu, giảm các triệu chứng đau rát khi đi tiểu. Cách làm tan sỏi thận như sau: lấy 10g râu ngô đun với 200ml nước sau đó chia làm 3 – 4 lần uống/ngày, liên tiếp trong 10 ngày.

Dùng Xa tiền tử

Xa tiền tử hay còn gọi là hạt chín của cây Mã đề, là một vị Thu*c chữa sỏi thận nhờ tác dụng lợi tiểu mạnh, tăng lượng nước tiểu để bào mòn dần sỏi, giảm kích thước sỏi. Ngoài ra, Xa tiền tử còn có ngăn ngừa viêm đường tiết niệu do sỏi. Cách dùng: phơi khô hạt mã đề sau đó đem sao vàng và sắc nước uống hàng ngày.

Dùng Cỏ Nhọ nồi

Theo nghiên cứu tại Ấn Độ, Nhọ nồi giúp lợi tiểu, giảm đau, chống viêm, cầm máu để giảm bớt các triệu chứng đái buốt, đái rắt, đái ra máu trong bệnh sỏi tiết niệu. Cách làm tan sỏi thận nhờ cỏ Nhọ nồi là giã nát cả cây, lọc lấy nước uống hoặc đem phơi khô, sao vàng để sắc nước uống.

Cỏ nhọ nồi giúp cầm máu, chống viêm hiệu quả

Dùng Bán biên liên

Hoạt chất Lobeline trong Bán biên liên giúp lợi tiểu, giảm đau, giãn cơ trơn để vừa giúp bài trừ sỏi thận và ngăn ngừa viêm đường tiết niệu. Thông thường, ít khi sử dụng riêng Bán biên liên mà thường kết hợp cùng các thảo dược khác như Bạch mao căn, Kim tiền thảo để giúp bào mòn sỏi.

Dùng Hoàng bá

Hai thành phần chính của Hoàng bá là Berberin và Palmatin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh với nhiều chủng vi khuẩn để cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu do sỏi. Ngoài ra, dịch chiết của Hoàng bá còn có tác dụng giãn cơ trơn niệu quản để khơi thông đường tiểu, tạo điều kiện tống sỏi ra khỏi cơ thể.

Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm

Dùng đu đủ xanh

Đu đủ có vị ngọt, mát có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, kiện tỳ, nhuận tràng,… để giúp bài trừ sỏi thận, sỏi tiết niệu. Chọn quả đu đủ bánh tẻ (không quá non, không quá già), còn nhiều nhựa, nặng khoảng 400 – 600mg. Để nguyên vỏ xanh, đem rửa sạch, cắt bỏ đầu và đuôi, nạo bỏ ruột và hạt sau đó thêm muối vào hấp cách thủy trong khoảng 30 phút cho đu đủ chín, dùng sau bữa ăn, liên tục 7 ngày.

Dùng quả dứa ( trái khóm, trái thơm)

Quả dứa ngoài công dụng giải khát còn giúp lợi tiểu để đào thải các cặn lắng trong đường tiết niệu. Bạn có thể áp dụng cách làm tan sỏi thận, sỏi tiết niệu bằng cách hấp cách thủy dứa cùng phèn chua trong khoảng 3 giờ, ăn cả quả và phần nước trong 7 ngày liên tiếp.

Dùng quả chuối hột

Quả chuối hột có tác dụng lợi tiểu, giúp bảo mòn sỏi và các khoáng chất trong đường tiết niệu. Phơi khô chuối hột già sau đó đem rang cháy và nghiền thành bột mịn. Hàng ngày pha 1 muỗng cà phê bột này, chia làm 2 – 3 lần uống, dùng liên tục trong 10 – 20 ngày.

Chữa sỏi tiết niệu nhờ bài Thu*c từ chuối hột

Thu An

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/-n155682.html)

Tin cùng nội dung

  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY