Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bé 1 tuổi nguy kịch vì hóc... chôm chôm

Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) vừa tiếp nhận bé P.Đ.K., 1 tuổi trong tình trạng lơ mơ, không đáp ứng các kích thích đau, thở chậm, mạch nhẹ khó...

Được biết, khoảng 10 đến 15 phút trước khi nhập viện, bé được bố phát hiện đang bị hóc nghẹn do nuốt một quả chôm chôm. Khi ấy da bé bắt đầu tím lại do nghẹt thở và chân tay bé rất lạnh.

Ngay lập tức bố bé đã bế bé trong tư thế dốc ngược đầu bé xuống đất và chạy ngay đến phòng khám tư nhân gần nhà. Tại phòng khám, bác sĩ đã thực hiện các biện pháp sơ cứu như vỗ lưng, ấn ngực. Bố bé thấy con mình có vẻ hồng hào và cơ thể ấm hơn nhưng quả chôm chôm vẫn chưa được lấy ra nên bác sĩ và bố bé đã nhanh chóng gọi xe cấp cứu chở bé đến bệnh viện.

Tại Khoa Cấp cứu, bác sĩ trực đã khẩn trương thực hiện thủ thuật Heimlich - cấp cứu đẩy dị vật ra khỏi đường thở. Sau đó, bác sĩ đã dùng kelly để gắp quả chôm chôm với kích thước khoảng 1x2cm ra khỏi đường thở của bé, tiến hành đặt nội khí quản và lập đường truyền tủy xương. Khoảng 2 đến 3 phút sau, bé da bắt đầu hồng, chi ấm, mạch bắt rõ và được chuyển qua Hồi sức tích cực Nhi để tiếp tục điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Hà Phương, Đơn vị Hồi sức tích cực Nhi cho biết: Bé tiếp tục được điều trị thở máy, an thần, chống phù não và được làm xét nghiệm để đánh giá các tổn thương cơ quan do thiếu oxy khi được chuyển qua đơn vị. Sau 3 ngày tích cực điều trị, các bác sĩ đã cai máy thở cho bé thành công; tổn thương các cơ quan ban đầu ở mức độ nhẹ đã hồi phục.

Hiện tại, bé đã được chuyển qua khoa Nhi để tiếp tục được điều trị về vấn đề viêm phổi hít do hóc nghẹn dị vật và sẽ sớm được xuất viện trong vài ngày tới.

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo: Cha mẹ cần nâng cao nhận thức về sự an toàn cho con em mình, đặc biệt không nên để trẻ tự ăn các loại quả trơn, dễ hóc một mình mà không có sự giám sát. Mùa hè là mùa có rất nhiều loại quả có tính chất nguy cơ cao gây hóc nghẹn cho trẻ, vì vậy việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ cũng phải đi kèm yếu tố an toàn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/be-1-tuoi-nguy-kich-vi-hoc-chom-chom-20200725223026396.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bé N.T.M.Th 15 tuổi (ngụ Long An) đã được bệnh viện địa phương chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng bị 150 vết ong đốt, chủ yếu ở đầu, mặt, cổ, tay, chân và đã bị tổn thương gan, thận, não, hủy cơ, tán huyết, toan chuyển hóa, tiểu máu.
  • BV đa khoa Hà Tĩnh vừa cấp cứu thành công cho sản phụ Phạm Thị Tuyết, 29 tuổi ở xã Cư Pơng, Huyện Krông Buk, Đắc Lắc bị sốc mất máu nặng do rau cài răng lượng qua khỏi tình trạng nguy kịch.
  • Chỉ trong vòng hơn 2 tháng trở lại đây, đặc biệt từ đầu tháng 9, số người mắc sốt xuất huyết tăng nhanh.
  • Viêm phổi bệnh viện là tình trạng nhiễm khuẩn có liên quan đến vấn đề chăm sóc y tế thường gặp tại khoa hồi sức tích cực của bệnh viện. Có thể nói đây là nguyên nhân gây nên Tu vong hàng đầu ở người bệnh và chiếm tỉ lệ từ 30 - 70% các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện.
  • Suốt 2 ngày, người mẹ hầu như không ăn không ngủ, luôn túc trực bên giường bệnh và có thể khóc bất cứ khi nào. Dù đã thấy tia hi vọng con gái được cứu sống, vậy điều gì đã làm cho người mẹ rơi vào trầm cảm nhanh đến vậy?
  • Đêm trực lúc 0 giờ, có case chấn thương sọ não. Bệnh nhân nằm đó mê man, máu chảy ra từ mũi, từ lỗ tai, từ mắt. Vết rách da đầu kéo dài từ trán. Chuẩn bị hồi sức tích cực. ..
  • Tại sao con chị nặng thế này rồi mà giờ mới chịu đưa cháu đến bệnh viện”, câu hỏi của em sinh viên thực tập đã làm chị bật khóc.
  • Sau khi báo Sức khỏeĐời sống mở diễn đàn “Quyền được ch*t”, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của bạn đọc và cả những thầy Thu*c quan tâm đến vấn đề này.
  • Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau từ các bác sĩ làm chuyên môn, nhà quản lý, những người làm luật… xung quanh đề xuất của Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, bổ sung “Quyền được Ch?t” vào Dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi). Vậy nhìn từ góc độ người bệnh, họ nghĩ sao về đề xuất này....?
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY