Tâm sự hôm nay

Ðừng bắt các bác sĩ phải “thi hành án tử” cho bệnh nhân

Sau khi báo Sức khỏeĐời sống mở diễn đàn “Quyền được ch*t”, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của bạn đọc và cả những thầy Thu*c quan tâm đến vấn đề này.
LTS: Sau khi báo Sức khỏe&Đời sống mở diễn đàn “Quyền được ch*t”, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của bạn đọc và cả những thầy Thu*c quan tâm đến vấn đề này. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, cũng có không ít ý kiến bày tỏ sự lo ngại về “Quyền được ch*t”. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trích đăng ý kiến của một số thầy Thu*c về vấn đề này.

“Thay vì nghĩ cách làm cho người ta ch*t (dù là theo yêu cầu của họ), hãy nghĩ cách làm cho người ta sống” là ý kiến của bác sĩ Hồ Hoàng Hảo ở Vĩnh Long, người đã có hơn chục năm trong nghề chữa bệnh cứu người.

BS. Hồ Hoàng Hảo tâm sự, trong quá trình công tác, anh chưa gặp trường hợp nào mà bệnh nhân nào đòi ch*t cả. Anh quan niệm: “Ai cũng tha thiết được sống và con cháu đều hết mực chăm lo cho người thân đến giây phút cuối cùng. Được báo hiếu, được chăm sóc người thân thì dù có tán gia bại sản cũng không có gì phải hối tiếc! Đến phút 89, điều kỳ diệu vẫn có thể xảy ra. “Còn nước, còn tát”. Tâm lý chung, người già và người bệnh thường rất sợ cái ch*t, nếu không thì họ vô bệnh viện để làm gì?”.

BS. Hồ Hoàng Hảo kể lại một câu chuyện cách đây khoảng 12 năm mà anh chứng kiến: “Khi đó vào khoảng 17 giờ, một công nhân đang thi công siêu thị trong bệnh viện chỗ tôi, sơ ý kéo máy móc chạm vào dây điện bị điện giật, không ai dám vào cứu vì điện chưa ngắt và nước ngập lênh láng. Đến khoảng 15 phút sau mới ngắt được điện, bọn tôi vào cấp cứu cho bệnh nhân, tiến hành đặt nội khí quản, bóp bóng, ấn tim, truyền dịch, tiêm adrenaline, sốc điện. 45 phút sau, tim nạn nhân đập lại, thở lại. Đến 19 giờ 30 phút, nạn nhân đã được rút ống nội khí quản. Một tuần sau đó, anh ta được xuất viện, tỉnh táo bình thường và đi đứng nhanh nhẹn. Đây thật sự là một điều kỳ diệu vì không ai nghĩ nạn nhân này sẽ sống cả. Tôi kể câu chuyện này ra để thấy rằng trong mỗi một con người đều tồn tại ý chí sinh tồn, đôi khi điều đó chỉ bộc phát khi ở vào hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.

Theo BS. Hảo, tất nhiên cũng có những trường hợp, ở vào một hoàn cảnh nào đó mà người ta cảm thấy sự sống không còn ý nghĩa và muốn được ch*t thì đó là quyền tự do cá nhân của mỗi người. Nhưng dù mình có quyền được ch*t thì cũng đừng bắt người khác giết mình.

“Dự luật nghe có vẻ hay nhưng xin đừng bắt các bác sĩ phải làm việc “thi hành án tử” cho chính bệnh nhân của mình. Trong cuộc đời làm nghề chữa bệnh cứu người của mình, đôi lúc tôi cũng có gặp trường hợp người nhà xin cho bệnh nhân về chờ ch*t. Với những yêu cầu đó, tôi chỉ đồng ý khi kiểm tra thấy bệnh nhân mạch rời rạc, huyết áp không đo được, hồi sức tích cực không hiệu quả. Cho về là phải ngưng thở máy, rút ống nội khí quản, đồng nghĩa với việc... bóp cổ bệnh nhân. Suy cho cùng cũng chỉ là Gi*t người hợp pháp”, BS. Hảo cho biết.

Cũng theo BS. Hảo, thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào việc đào tạo nhân lực và tăng kinh phí mua sắm trang thiết bị để phát hiện sớm và chẩn đoán đúng bệnh tật, điều trị hiệu quả hơn để làm giảm đi những cái ch*t như vậy. “Hãy nghĩ cách làm cho người ta sống, đừng nghĩ cách làm cho người ta ch*t! Còn nước, còn tát. Hết nước thì cũng phải cố tạo ra nước để mà tát”, BS. Hảo nói.

Cùng chung nỗi băn khoăn với BS. Hảo, BS. Nguyễn Anh Tuấn (hiện đang công tác tại một phòng khám đa khoa tư nhân ở Hà Nội) cũng cho rằng, dự luật cần xem xét kỹ những vấn đề liên quan đến vai trò của các thầy Thu*c đối với “quyền được ch*t” của người bệnh.

“Mỗi người ai cũng có quyền tự do riêng của mình, bao gồm cả “quyền được ch*t”, chỉ xin đừng “lôi kéo” người thầy Thu*c vào những điều mà họ không mong muốn. Chúng tôi được đào tạo để cứu người chứ không phải để nghĩ cách làm thế nào cho người ta ch*t, dù nó có nhân danh cái ch*t nhân đạo đi chăng nữa”, BS. Tuấn chia sẻ.

Hạ Hiền (ghi)

Mời tham gia Diễn đàn “Quyền được ch*t”

Việc Vụ Pháp chế, Bộ Y tế đề xuất bổ sung “quyền được ch*t” vào Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi thu hút sự quan tâm của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Năm 2005, khi xây dựng Bộ luật Dân sự, có ý kiến đề nghị những người mắc bệnh hiểm nghèo, y học bó tay có thể có quyền được “an tử”. 10 năm sau, khi xây dựng Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, lại có những ý kiến đề xuất đưa “quyền được ch*t” vào Bộ luật Dân sự. Ðể rộng đường dư luận, báo Sức khỏe&Ðời sống mở Diễn đàn “quyền được ch*t”, kính mời bạn đọc, các chuyên gia, các học giả tham gia đưa ý kiến của mình cho một đề xuất luật đầy tính nhân văn rất sát sườn người dân nhưng rất khó trong quản lý cũng như trong việc thay đổi quan niệm văn hóa này.

Bài viết đóng góp cho diễn đàn xin gửi về hòm thư: bandientuskds@gmail.com, banthukysk@gmail.com hoặc gửi theo đường bưu điện về báo Sức khỏe&Ðời sống, Bộ Y tế, 138A Giảng Võ, Ba Ðình, Hà Nội (ghi rõ bài tham gia diễn đàn “Quyền được ch*t”).

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dung-bat-cac-bac-si-phai-thi-hanh-an-tu-cho-benh-nhan-14950.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY