Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bé 3 tháng tuổi bị lún sọ do ngói rơi vào đầu

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã cấp cứu một trường hợp bé 3 tháng tuổi bị ngói rơi trúng vào đầu khi bé đang được địu ở nhà.
Bệnh nhi đã được cấp cứu thành công.

Ngay sau đó gia đình đã đưa bé vào Trung tâm y tế huyện Ba Chẽ cấp cứu trong tình trạng quấy khóc nhiều, không nôn, phần đầu bên trái bị lún móp bất thường.

Nhận định đây là trường hợp chấn thương sọ não nguy hiểm ở trẻ mới 3 tháng tuổi nên bệnh nhi lập tức được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cấp cứu.

Qua kết quả thăm khám lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, các bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị chấn thương sọ não do lún xương sọ vùng thái dương đỉnh phải kích thước khoảng 2x3cm. Các bác sĩ nhanh chóng họp hội chẩn liên khoa Thần kinh cột sống, Nhi, Gây mê hồi sức đánh giá tình trạng, quyết định gây mê nội khí quản và phẫu thuật nâng xương lún cho bệnh nhi.

Kíp mổ do các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình phối hợp cùng khoa Gây mê hồi sức tiến hành bóc tách tổ chức dưới da bộc lộ vùng lún, nâng khối lún trở lại vị trí ban đầu, dẫn lưu ngoài màng cứng và đóng vết mổ. Ca mổ diễn ra thuận lợi thành công sau khoảng 1 tiếng phẫu thuật. Bệnh nhi được rút ống dẫn lưu sau 3 tiếng, chơi ngoan, bú tốt chỉ sau 2 ngày điều trị.

BSCKI Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Trưởng đơn nguyên Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Cháu bé bị chấn thương sọ não khi mới 3 tháng tuổi, cơ thể và não bộ vô cùng yếu ớt nên từ khâu gây mê hồi sức cho đến quá trình thực hiện phẫu thuật chúng tôi đều phải rất cẩn trọng bởi chỉ cần một tác động nhỏ vào các khu vực não bộ quan trọng (vùng ngôn ngữ, vận động) thì hậu quả sẽ khôn lường. Bệnh nhi được phẫu thuật nâng lún sọ não kịp thời sẽ hạn chế các nguy cơ biến chứng về sau.

Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vn/be-3-thang-tuoi-bi-lun-so-do-ngoi-roi-vao-dau-post327510.info)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sự phát triển vận động có vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của mỗi đứa trẻ và điều này bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh. Tùy từng giai đoạn mà trẻ đạt đến những cột mốc phát triển như tự biết ngồi, tự đứng, tự biết đi…Giúp trẻ từ 1-2 tuổi vận động đòi hỏi các bậc bố mẹ phải kiên nhẫn, đôi khi phải vui đùa cùng với trẻ. Sau đây là những bài tập giúp trẻ phát triển vận động.
  • Con tôi 3 tháng tuổi đã biết lật, nhưng tôi thấy bé chỉ nhìn có một phía như vẹo cổ hẳn sang một bên. Có người bảo bé bị tật vẹo cổ...
  • Bé được 6 tháng có cho cháu ăn cháo trứng được không? Bé nên ăn gì tốt nhất trong thời kỳ này? Xin bác sĩ cho em biết ý kiến để em biết rõ hơn và chăm sóc bé tốt... Em xin cảm ơn!
  • Nghiên cứu của ĐH York, Canada chỉ ra rằng các bà mẹ tương lai trong 3 tháng đầu thai kỳ nên tránh sử dụng một số loại mỹ phẩm, chất tẩy rửa và Thu*c để bảo vệ não của thai nhi khỏi những hóa chất có thể gây bệnh tự kỷ.
  • Các nhà khoa học Canada cho biết, con người sớm tiếp xúc với vi khuẩn có ích, có thể ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
  • Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa phối hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội triển khai can thiệp bệnh tim bẩm sinh cho bệnh nhi bằng kỹ thuật bít ống động mạch bằng dù.
  • Ngày 20/9, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cho biết, vừa cứu thành công một bé trai 1 tháng tuổi bị thiếu vitamin B1 thể suy tim, là con của anh V.X.Th (trú xã Đại Chánh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).
  • Việc cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước sau khi bú là thói quen của nhiều bà mẹ.
  • Phát hiện và can thiệp sớm trước tuổi đi học có thể tác động lớn tới khả năng học các kỹ năng và sự hòa nhập xã hội của trẻ.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY