Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé gái 2 tuổi bị dậy thì sớm, mức độ phát triển hormone ngang với trẻ 10 tuổi, nguyên nhân xuất phát từ đồ vật luôn hiện hữu trong phòng ngủ của mỗi gia đình

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều trường hợp trẻ dậy thì sớm, điều này khiến các bậc cha mẹ chú ý đến mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của con cái mình. Dù vậy, vẫn có những tác nhân nguy hiểm luôn hiện hữu trong ngôi nhà mà chúng ta chưa từng để tâm đến như với bé gái 2 tuổi dưới đây.

Theo tờ nhật báo quảng châu (trung quốc), mới đây một bé gái 2 tuổi được chẩn đoán dậy thì sớm tại bệnh viện. khi có kết quả kiểm tra, không chỉ gia đình mà ngay cả bác sĩ cũng thực sự sửng sốt. từ bảng báo cáo, mức độ phát triển hormone của bé gái 2 tuổi này đã ngang 1 đứa trẻ 10 tuổi, tuổi xương phát triển gần bằng trẻ 4 tuổi rưỡi.

Nhận được thông tin này, bố mẹ cô bé vô cùng hoang mang, họ đã đọc rất nhiều trường hợp trẻ bị dậy thì sớm do đó luôn chú trọng đến cơm ăn, áo mặc hàng ngày của con. thậm chí, họ cũng không bao giờ cho con ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, kiểm soát đồ ăn vặt, đồ ngọt của con... thì sao có thể xảy ra chuyện này.

Sau khi tìm hiểu thói quen sinh hoạt hàng ngày của bé, bác sĩ mới phát hiện ra nguyên nhân chính xuất phát từ đồ vật hiện hữu trong phòng ngủ của cô bé. Hóa ra đó là chiếc đèn ngủ!

Các bé gái khi ngủ vào ban đêm thường có thói quen bật đèn ngủ rất lâu mới đi vào giấc ngủ, thông thường là do trẻ sợ bóng tối. Chính thói quen này của con mà cha mẹ không để ý đã dẫn đến tình trạng trẻ bị dậy thì sớm.

Tại sao ánh sáng ban đêm gây dậy thì sớm?

Các bậc cha mẹ nên hiểu rằng việc bật đèn vào ban đêm để con ngủ có tác dụng ức chế quá trình sản xuất melatonin của chính cơ thể và khiến khả năng miễn dịch bị suy giảm. Bật đèn ngủ trong thời gian dài để đi vào giấc ngủ dễ gây ra các vấn đề sau:

1. Cận thị

Khi trẻ được 2 đến 3 tuổi là thời kỳ quan trọng để phát triển thị lực, lúc này võng mạc đã phát triển hoàn thiện, ánh sáng tốt đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của võng mạc mắt ở trẻ.

Khi bật đèn ngủ trong thời gian dài để ngủ sẽ phá vỡ sự cân bằng phát triển của võng mạc, ánh sáng chiếu vào mắt trẻ khiến thần kinh và cơ mắt căng thẳng, lâu ngày không thể thư giãn thực sự và nghỉ ngơi được, sau đó sẽ dẫn đến cận thị.

2. Ảnh hưởng đến chiều cao

Cho dù trẻ may mắn không bị dậy thì sớm khi bật đèn trong lúc ngủ thì chiều cao của bé vẫn sẽ bị ảnh hưởng.

Chỉ có chất lượng giấc ngủ tốt mới giúp ích cho sự phát triển thể chất của trẻ, hormone tăng trưởng do cơ thể tiết ra khi ngủ sẽ bị đèn ngủ chiếu vào gây rối loạn bài tiết hormone tăng trưởng, không có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ.

3. Dậy thì sớm

Sau khi trẻ ngủ, tuyến tùng ở não sẽ tiết ra một lượng lớn melatonin. Tuyến tùng có đặc điểm, nếu mắt tiếp xúc với nguồn sáng thì kích thích tuyến tùng, ức chế quá trình tiết ra chất nêu trên.

Nếu tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian ngủ dài ngày, tuyến tùng không thể tiết melatonin bình thường, sau khi chức năng ngủ bị rối loạn sẽ càng thúc đẩy tiết hormone kích thích nang trứng, trực tiếp dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ.

Sử dụng đèn ngủ như thế nào cho hợp lý?

Đối với trẻ nhỏ, việc bật đèn ngủ có thể mang lại một số lợi ích như chăm sóc giấc ngủ của trẻ vào ban đêm, giảm nỗi sợ bóng tối của trẻ... do đó, việc sử dụng đèn ngủ hợp lý là điều mọi người cần lưu ý.

Cha mẹ có thể đồng hành cùng con, tạo cho con cảm giác đủ an toàn, dần dần rèn luyện thói quen tắt đèn ngủ cho con.

Lưu ý quan trọng: Khi chọn đèn ngủ cho trẻ, không nên chọn đèn ngủ quá sáng, màu có thể là đỏ, cam hoặc hổ phách, đèn ngủ có ánh sáng dịu nên đặt cách xa trẻ, không nên đặt đèn ngủ chiếu sáng trực tiếp vào mắt trẻ.

Nguồn và ảnh: Sohu, Women's Health, Healthline

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/be-gai-2-tuoi-bi-day-thi-som-muc-do-phat-trien-hormone-ngang-voi-tre-10-tuoi-nguyen-nhan-xuat-phat-tu-do-vat-luon-hien-huu-trong-phong-ngu-cua-moi-gia-dinh-20220707182106426.chn)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn gia cầm được nuôi bằng thức ăn tăng cường tốc độ phát triển, vì vậy ăn cổ vịt, cổ ngỗng là hành động ủng hộ quá trình dậy thì sớm.
  • Trẻ béo phì có nguy cơ dậy thì sớm hơn những đứa trẻ bình thường đặc biệt là ở trẻ em gái, đây là cảnh báo của Trung tâm y tế nhi quốc gia Mỹ.
  • Gái thập tam, nam thập lục” - câu thành ngữ này đã quá quen thuộc với người dân nước ta khi nói về độ tuổi dậy thì ở trẻ.
  • Con gái tôi phát triển khá sớm, mới chín tuổi mà cao to, ngực vun, có kinh. Cháu cũng bắt đầu thắc mắc về cơ thể đàn ông - đàn bà, tò mò, để ý chuyện người lớn.
  • Cổ nhân đã có câu “nữ thập tam, nam thập lục” ý nói con gái dậy thì ở tuổi 13, con trai ở tuổi 16. Trên thực tế, tuổi dậy thì hiện nay ở con trai là từ 12 đến 17 và của con gái là từ 10 đến 15.
  • Mấy đứa bạn nói em bị dậy thì sớm. Xin hỏi bác sĩ, em nên làm gì để có thể tăng chiều cao mình lên nữa (khoảng 1,7 mét) cho đến khi đủ 18 tuổi.
  • Một nhóm nhà nghiên cứu đã khẳng định trên tạp chí khoa học Nature Genetics (Anh), dậy thì sớm gây ra nhiều rủi ro về sức khỏe trong đó có ung thư.
  • Bé trai ngày nay dậy thì sớm hơn 1 tuổi so với thế hệ của cha mình.
  • Một bằng chứng mới cho thấy việc dậy thì sớm ở trẻ có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Sáng nay, khi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Ngộ quá. Chúng tôi rất lo lắng. Phải chăng cháu bị dậy thì sớm? Tôi cũng nghe nói các xét nghiệm xác định dậy thì sớm rất đắt phải không Mangyte ? Tôi nên đưa con đến đâu để khám, Mangyte ơi? (Nguyễn Minh Luận,Q.1, TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY