Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bé gái dậy thì sớm: Có Thuốc không, dùng thế nào?

Có một số bé gái dậy thì sớm, trong trường hợp này, nếu bà mẹ hoặc không đưa trẻ đi khám hoặc đưa đi khám không đúng địa chỉ, hoặc tự xử lý không đúng có thể gây hại cho trẻ.
Có một số biểu hiện dậy thì sớm ở bé gái như: tốc độ tăng chiều cao nhanh, biểu mô *m đ*o phát triển nhanh, mô vú có thể phát triển sớm (do sự hoạt động mạnh của estrogen), âm vật to (do hoạt động mạnh của androgen). Có khi gặp một số biểu hiện dậy thì trước tuổi chưa hẳn đã bị dậy thì sớm. dậy thì sớm có trường hợp tiến triển có trường hợp ngưng lại hoặc thậm chí quay trở lại trạng thái ban đầu và quá trình dậy thì sẽ tiếp tục về sau (gọi là dậy thì muộn). dậy thì sớm có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Bà mẹ không nên đánh giá cảm tính theo các biểu hiện trên mà cần đưa bé đến khác tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện (làm được các xét nghiệm kỹ thuật cao) để có thể có kết luận chắc chắn có bị dậy thì sớm hay không, do nguyên nhân nào, từ đó mới đưa ra cách xử lý.

Trường hợp phải dùng Thuốc

Chỉ trong trường hợp dậy thì sớm có sự tăng tiết hoóc-môn (qua xét nghiệm) ở mức quá bình thường thì thầy Thuốc mới cho dùng các hoóc-môn đối kháng hay ức chế hoóc-môn dậy thì sớm. Các Thuốc thường dùng gồm:

Progestatif: chất tổng hợp có tính năng giống pogesteron. Thuốc ít có tác dụng cải thiện chiều cao nhưng có lợi ích là hạn chế kinh nguyệt sớm. Thường dùng là medroxyprogesteon, cytpoteron (dạng acetat).

Medroxyporogesteon (acetat) có tính năng mạnh hơn, khi uống cũng có tác dụng cao hơn pogesteron. Nó ức chế tuyến yên tiết ra hoóc-môn Sinh d*c rõ rệt nên làm cho sự phát triển Sinh d*c (bầu vú nhỏ lại, hết kinh nguyệt). Nhưng medroxyprogesteon không làm tăng nhanh sự phát triển của xương và ức chế dậy thì sớm. Nếu dùng medroxyprogesteon thì đòi hỏi phải dùng trong một thời gian khá dài với liều từ 10 - 20mg (tùy trường hợp theo chỉ định của thầy Thuốc). Nếu dùng đúng liều trong thời gian thầy Thuốc hướng dẫn thì medroxyprogesteon hầu như không gây tác dụng phụ gì nghiêm trọng như khi dùng nó trong các mục đích khác (tiêm Tr*nh th*i, chữa ung thư nội mạc tử cung).

Cypeoteron (acetat) có tính năng hướng Sinh d*c. Trong điều trị dậy thì sớm, cyproteron làm giảm các triệu chứng do androgen gây ra như: giảm rậm lông mu, giảm phì âm vật. Cyproteron làm giảm sản xuất androgen ở tuyến Sinh d*c nhưng lại làm tăng sản xuất androgen ở tuyến thượng thận do vậy về tổng thể cyproteron làm tăng androgen. Do hoạt động glucocoticoid mà cyproteron làm giảm ACTH, dẫn đến suy giảm hoạt động của tuyến thượng thận. Việc dùng liều cao cyproteron và ngừng đột ngột sẽ dẫn đến suy tuyến thượng thận. Đây là một tác dụng không mong muốn của cypoteron đòi hỏi người dùng phải lưu ý dùng đúng liều, đúng thời gian quy định và không tự ý kéo dài hoặc dừng Thuốc đột ngột.

Triprorelin, leucoprorelin: Thuốc lúc đầu kích thích tiết ra về sau sẽ điều hòa và giảm tác động của hoóc-môn hướng Sinh d*c gonadotropin; do thế sẽ làm giảm các hoóc-môn gây dậy thì sớm. Kết quả làm giảm các biểu hiện kinh nguyệt, giảm sự tiến triển dậy thì sớm trong năm đầu tiên. Thuốc có kết quả trong việc cải thiện chiều cao, đặc biệt sẽ tốt hơn khi phối hợp với hoóc-môn tăng trưởng. Thuốc sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến tử cung sau này. Liều lượng do thầy Thuốc quyết định (ví dụ với dậy thì sớm có thể dùng leucoprolein 3,7mg và lặp lại sau 4 tuần, nếu thể trọng dưới 20kg chỉ dùng 1,88mg).

Hoóc-môn tuyến giáp: trường hợp dậy thì sớm do suy tuyến giáp thì bổ sung hoóc-môn tuyến giáp. Khi dậy thì sớm do suy tuyến giáp thì có biểu hiện chảy sữa và tăng prolactin máu. Sau khi bổ sung hoóc-môn tuyến giáp, các biểu hiện này sẽ mất đi.

Việc dùng các hoóc-môn như trên chỉ mới giải quyết phần ngọn làm giảm bớt các biểu hiện, làm chậm lại dậy thì sớm chứ không chữa được. Chỉ dùng các hoóc-môn này khi có chỉ định của thầy Thuốc chuyên khoa và tuân thủ các hướng dẫn (loại Thuốc, liều lượng, thời gian dùng), phụ huynh không tự ý thay đổi.

Trường hợp dùng liệu pháp ngoại khoa

dậy thì sớm có khi còn do các khối u (ở vùng hạ đồi tuyến yên, não, tuyến tùng…). Nếu khối u nhỏ không xâm lấn các vùng xung quanh hoặc các vùng tối quan trọng thì có thể phẫu thuật. Trường hợp không phẫu thuật được thì xạ trị, tuy xạ trị cho hiệu quả kém. Nếu xác định dậy thì sớm do u buồng trứng, hay thượng thận thì phải phẫu thuật cắt bỏ, hiệu quả khá cao.

Trường hợp dùng liệu pháp tâm lý

Đa số dậy thì sớm ở bé gái thường lành tính, trong khi 50% số ca dậy thì sớm ở bé trai có liên quan đến bệnh lý. Những bé dậy thì sớm có sự trưởng thành về trí tuệ, hành vi tâm lý như những trẻ cùng lứa tuổi thực của chúng. Trẻ dậy thì sớm thường không có các hoạt động T*nh d*c khác giới sớm hay hoạt động T*nh d*c bất thường. Phụ huynh không nên quá lo lắng có thái độ đề phòng quá đáng gây cho bé tâm lý bất lợi. Các bé dậy thì sớm cũng phát triển bình thường về mặt trí tuệ, có bé còn có chỉ số IQ cao. Một số bé dậy thì sớm khi lớn lên có thể không có chiều cao bằng trẻ khác. Bình thường chiều cao tuổi dậy thì (chiều cao khởi điểm) thấp thì ở tuổi hết tăng chiều cao (chiều cao cuối cùng) cũng sẽ thấp. Nhưng từ lúc dậy thì cho đến tuổi hết tăng chiều cao là khoảng thời khá dài. Lúc này, nếu có những tác động tích cực thì chiều cao cũng có thể được cải thiện. Có một số bé gái dậy thì sớm gặp một số khó khăn ở tuổi trưởng thành (ít giao tiếp, trầm cảm hay hiếu động). Cần tạo cho bé cuộc sống hòa đồng với trẻ cùng tuổi nhằm hạn chế các sang chấn về mặt tâm lý.

Lời khuyên của thầy Thuốc

Có Thuốc dùng cho dậy thì sớm nhưng không phải mọi trường hợp đều dùng Thuốc mà có những trường hợp do ở mức độ hoặc nguyên nhân khác sẽ không dùng Thuốc mà dùng các biện pháp khác. Bà mẹ cần hiểu rõ điều này để có cách hợp tác với thầy Thuốc xử lý tốt, tránh những sai sót.

DS.CKII. BÙI

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-be-gai-day-thi-som-co-thuoc-khong-dung-the-nao-21647.html)
Từ khóa: dậy thì sớm

Chủ đề liên quan:

dậy thì sớm

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn gia cầm được nuôi bằng thức ăn tăng cường tốc độ phát triển, vì vậy ăn cổ vịt, cổ ngỗng là hành động ủng hộ quá trình dậy thì sớm.
  • Trẻ béo phì có nguy cơ dậy thì sớm hơn những đứa trẻ bình thường đặc biệt là ở trẻ em gái, đây là cảnh báo của Trung tâm y tế nhi quốc gia Mỹ.
  • Gái thập tam, nam thập lục” - câu thành ngữ này đã quá quen thuộc với người dân nước ta khi nói về độ tuổi dậy thì ở trẻ.
  • Con gái tôi phát triển khá sớm, mới chín tuổi mà cao to, ngực vun, có kinh. Cháu cũng bắt đầu thắc mắc về cơ thể đàn ông - đàn bà, tò mò, để ý chuyện người lớn.
  • Cổ nhân đã có câu “nữ thập tam, nam thập lục” ý nói con gái dậy thì ở tuổi 13, con trai ở tuổi 16. Trên thực tế, tuổi dậy thì hiện nay ở con trai là từ 12 đến 17 và của con gái là từ 10 đến 15.
  • Mấy đứa bạn nói em bị dậy thì sớm. Xin hỏi bác sĩ, em nên làm gì để có thể tăng chiều cao mình lên nữa (khoảng 1,7 mét) cho đến khi đủ 18 tuổi.
  • Một nhóm nhà nghiên cứu đã khẳng định trên tạp chí khoa học Nature Genetics (Anh), dậy thì sớm gây ra nhiều rủi ro về sức khỏe trong đó có ung thư.
  • Bé trai ngày nay dậy thì sớm hơn 1 tuổi so với thế hệ của cha mình.
  • Một bằng chứng mới cho thấy việc dậy thì sớm ở trẻ có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
  • Sáng nay, khi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Ngộ quá. Chúng tôi rất lo lắng. Phải chăng cháu bị dậy thì sớm? Tôi cũng nghe nói các xét nghiệm xác định dậy thì sớm rất đắt phải không Mangyte ? Tôi nên đưa con đến đâu để khám, Mangyte ơi? (Nguyễn Minh Luận,Q.1, TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY