Bệnh chàm bìu đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, bong vảy, ngứa ngáy và sần sùi. Các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm nhanh khi sử dụng thuốc bôi, thuốc uống và áp dụng quang trị liệu. Tuy nhiên, bệnh có khả năng tái phát nhiều lần, tiến triển dai dẳng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh chàm bìu là gì?
Chàm bìu (tiếng Anh: Srotal dermatitis) là một dạng tổn thương da mãn tính thường gặp ở nam giới. Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng da dày sừng, bong vảy, đỏ, ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội, dai dẳng và bề mặt da có dấu hiệu lichen hóa nếu gãi cào liên tục. Hiện nay, chàm bìu chưa được nhìn nhận là một bệnh lý riêng biệt mà được xem là một dạng chàm với tổn thương xảy ra ở vùng bìu (cơ quan sinh dục của nam giới).
Tương tự như các thể chàm – eczema khác, chàm bìu chủ yếu khởi phát khi tiếp xúc tác nhân dị ứng/ kích ứng và yếu tố tâm lý. Ngoài ra, tổn thương ở vùng da bìu cũng có thể bị kích thích do cơ thể thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, nhiễm trùng và ảnh hưởng của các bệnh lý nội khoa.
Cấu trúc da của vùng bìu tương đối lỏng lẻo, mỏng, có nhiều mạch máu và dây thần kinh nên có xu hướng sưng đỏ và phù nề khi tiếp xúc với các chất kích ứng hoặc khi ma sát với quần áo. Hiện tượng viêm ở vùng da này khiến nam giới có xu hướng gãi, cào để giảm ngứa.
Tuy nhiên tác động cơ học có thể khiến da giải phóng các chất trung gian hóa học gây ngứa ngáy, viêm đỏ và tiếp tục kích thích phản ứng gãi, cào. Vòng xoắn bệnh diễn ra liên tục khiến vùng da bìu có xu hướng lichen hóa, ngứa dữ dội, bỏng rát và làm suy giảm hàng rào bảo vệ da.
Chàm bìu và các thể chàm khác đều không thể điều trị hoàn toàn do căn nguyên có liên quan đến yếu tố cơ địa. Vì vậy, mục tiêu chính của việc điều trị là làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, ngăn ngừa biến chứng và giảm tần suất bệnh tái phát.
Biểu hiện của bệnh chàm bìu không có tính đồng nhất do phụ thuộc vào yếu tố bệnh sinh và chế độ chăm sóc của từng trường hợp. Đối với trường hợp gãi cào thường xuyên và vệ sinh kém, tổn thương ở vùng da bìu có xu hướng nghiêm trọng hơn.
Dựa vào biểu hiện lâm sàng, bệnh chàm bìu ở nam giới được chia thành 4 giai đoạn
Dựa vào biểu hiện lâm sàng, chàm bìu được chia thành 4 thể chính với các triệu chứng khác nhau:
Nguyên nhân chính xác gây ra chàm bìu và các thể chàm – eczema khác vẫn chưa được xác định. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy bệnh lý này chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là tâm lý và tác nhân kích ứng/ dị ứng.
Tiếp xúc với bao cao su, chất diệt tinh trùng, hóa chất,… là yếu tố kích thích tổn thương da bùng phát
Các yếu tố có khả năng khởi phát bệnh chàm bìu:
Thực tế, những yếu tố trên chỉ là tác nhân kích thích tổn thương ở vùng da bìu khởi phát. Ở một số trường hợp, các tác nhân này hầu như không gây ra bất cứ tổn thương thực thể hay cơ năng nào.
Theo các chuyên gia, chàm bìu chỉ xảy ra ở những trường hợp sau:
Ngoài ra, bệnh chàm bìu cũng có thể bùng phát hoặc diễn tiến nặng nề hơn khi có những yếu tố như vệ sinh vùng kín kém, quan hệ tình dục quá mức hoặc quan hệ không an toàn.
Chàm bìu là bệnh ngoài da lành tính và hầu như không gây nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể. Mặc dù không thể điều trị hoàn toàn nhưng các triệu chứng của bệnh lý này có thể được kiểm soát sau khi sử dụng thuốc và loại trừ yếu tố khởi phát.
Tuy nhiên nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, tổn thương có thể trở nên nghiêm trọng, da phù nề nặng, có nguy cơ loét và hoại tử. Hơn nữa, vùng da bìu nằm ở vị trí nhạy cảm và dễ bị ma sát nên có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn và nấm men cao hơn so với những vùng da thông thường.
Chàm bìu gây ngứa dai dẳng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và yếu tố tâm lý
Mặc dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng tổn thương da ở vùng bìu có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống tình dục và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vòng xoắn bệnh lý (ngứa – gãi – giải phóng chất gây ngứa – gãi) còn có thể hình thành các vấn đề tâm lý như căng thẳng, trầm cảm và rối loạn lo âu.
Do tổn thương xuất hiện ở vùng da nhạy cảm nên nhiều người lầm tưởng bệnh lý này có thể lây qua hoạt động tình dục. Tuy nhiên, chàm bìu và các thể chàm khác đều không có khả năng lây nhiễm – ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp.
Trước khi điều trị, bạn cần thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán nhằm xác định bệnh lý và loại trừ các khả năng có thể xảy ra do nấm nông, hội chứng miệng – mắt – sinh dục, bệnh Pagnet ngoài vú và lichen đơn mãn tính.
Dựa vào tổn thương da, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp điều trị như:
Để làm giảm tổn thương da và ngăn ngừa tái phát, cần loại trừ yếu tố kích thích bệnh chàm bìu bùng phát. Đối với những trường hợp có dị nguyên nghi ngờ, bác sĩ thường yêu cầu test áp da nhằm xác định tác nhân gây dị ứng.
Đối với nam giới khởi phát chàm bìu do căng thẳng, trầm cảm,… bác sĩ sẽ áp dụng liệu pháp tâm lý
Trước khi can thiệp các biện pháp điều trị, cần thực hiện loại trừ các yếu tố khởi phát sau:
Ở một số trường hợp chàm bìu nhẹ, tổn thương da có thể thuyên giảm đáng kể sau khi cách ly với yếu tố khởi phát bệnh.
Dùng thuốc là biện pháp chính trong điều trị bệnh chàm bìu. Loại thuốc được chỉ định tùy thuộc vào mức độ tổn thương, khả năng đáp ứng và căn nguyên khởi phát bệnh.
Tuy nhiên sử dụng thuốc chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng cơ năng và thực thể, không có khả năng điều trị bệnh hoàn toàn. Vì vậy, chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định, đồng thời cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ để dự phòng rủi ro và tác dụng phụ.
Các loại thuốc bôi/ uống được sử dụng có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh chàm bìu
Các loại thuốc bôi + thuốc uống được sử dụng để điều trị bệnh chàm bìu, bao gồm:
Các loại thuốc trị chàm bìu (trừ kem dưỡng ẩm) chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn ổn định, nên dưỡng ẩm và chăm sóc đúng cách để kiểm soát và ngăn ngừa tổn thương da tái phát.
Quang trị liệu là phương pháp sử dụng tia UVB hoặc UVA nhân tạo nhằm cải thiện tổn thương da và các triệu chứng cơ năng đi kèm. Phương pháp này thường được ứng dụng trong điều trị các bệnh da liễu mãn tính như chàm bìu, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã nhờn, vảy nến,…
Trong điều trị chàm bìu, bác sĩ thường sử dụng UVB dải hẹp với bước sóng 311nm nhằm giảm phản ứng miễn dịch tại chỗ, từ đó cải thiện tổn thương da, giảm triệu chứng viêm đỏ và ngứa ngáy. Tuy nhiên, phương pháp này chống chỉ định với trường hợp có tiền sử u da, tiền sử điều trị bằng tia xạ, arsenic hoặc mắc hội chứng lupus ban đỏ hệ thống.
Với những trường hợp chỉ định đúng, quang trị liệu có thể làm sạch 70 – 80% tổn thương ở chàm bìu và giảm các tác dụng phụ do lạm dụng thuốc trong thời gian dài. Hơn nữa, quang trị liệu dùng tia UVB dải hẹp có thể hạn chế được các tác dụng phụ khi áp dụng tia UVB dải rộng.
Như đã đề cập, chàm bìu và các thể chàm khác đều không thể điều trị hoàn toàn. Ở một số ít trường hợp, bệnh có thể biến mất và hầu như không tái phát trở lại khi trưởng thành. Tuy nhiên có khoảng 50% trường hợp phải đối mặt với tình trạng bệnh tái phát thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và đời sống tình dục.
Vì vậy bên cạnh các phương pháp y tế, bạn cần thực hiện chế độ chăm sóc khoa học nhằm hỗ trợ kiểm soát tổn thương da và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
Để ngăn ngừa chàm bìu tái phát, nam giới nên dành thời gian nghỉ ngơi và giải tỏa căng thẳng
Các biện pháp chăm sóc giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa chàm bìu tái phát:
Bệnh chàm bìu là vấn đề da liễu mãn tính thường gặp ở nam giới. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh lý này có thể tác động xấu đến chất lượng cuộc sống và đời sống tình dục. Vì vậy, nam giới nên chủ động thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.
Tham khảo thêm:
- Chàm đồng tiền là gì? Cách nhận biết và điều trị
- TOP 10 thuốc trị bệnh chàm tốt nhất được đánh giá tốt
Chủ đề liên quan: