Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh chàm bội nhiễm có lây hay không?

Bạn thắc mắc bệnh chàm bội nhiễm có phải là một bệnh có khả năng lây lan hay không, nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng? Hãy đến với bài viết sau!

chàm bội nhiễm có lây lan từ người này sang người khác hay không là câu hỏi của nhiều người. bệnh chàm (eczema) không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng khi tiến triển đến giai đoạn bội nhiễm thì sẽ tiềm ẩn những hậu quả khó lường.

Chàm bội nhiễm có lây không?

Để có thể trả lời được câu hỏi đã được đặt ra ở trên, bạn cần biết chàm bội nhiễm là một căn bệnh như thế nào và đồng thời nhận thức được mức độ nguy hiểm của nó.

Bệnh chàm bội nhiễm là một trong những dạng nặng của eczema (chàm), thường là do người bệnh không may bị nhiễm cùng lúc nhiều loại vi khuẩn, virus như hsv, herpes, các tụ cầu khuẩn v.v…nếu so sánh với chàm thì chàm bội nhiễm sẽ gây ra những hậu quả nặng nề hơn rất nhiều, mức độ hồi phục hoàn toàn cũng vì thế mà giảm đi đáng kể. các biến chứng hết sức nguy hiểm của bệnh mà chúng ta có thể kể đến như:

    Nhiễm trùng da.

Vậy, làm thế nào để nhận biết một người đã bị chàm bội nhiễm? Câu trả lời là hãy quan sát những biểu hiện trên da, cụ thể các triệu chứng của bệnh bao gồm:

    Da khô và xuất hiện những mẩn đỏ.

Chàm bội nhiễm thường sẽ hình thành ở da mặt, tay, chân, khuỷu tay…nhưng cũng có thể lan ra khắp cơ thể người bệnh. nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố sau đối với nguy cơ mắc bệnh:

    Di truyền từ người nào đó trong gia đình bị chàm bội nhiễm hoặc hen suyễn.

Theo đó, chúng ta có thể thấy rằng chưa có bất cứ thông tin nào cho rằng chàm bội nhiễm được hình thành từ yếu tố lây lan từ người này sang người khác, dù là qua bất cứ con đường tiếp xúc nào. không những vậy, chàm bội nhiễm còn được chứng minh là không hề có khả năng lây lan, nó không phải là một bệnh truyền nhiễm.

Do đó, bệnh nhân và thân nhân không nên có thái độ kì thị, xa lánh với người bị chàm bội nhiễm. Ngược lại, bệnh nhân cần nhận được sự chăm sóc và phối hợp điều trị để bệnh có thể tiến triển khả quan hơn.

Thời gian để bệnh chàm bội nhiễm được loại bỏ hoàn toàn dao động trong khoảng từ 2-6 tuần (đối với mức độ trung bình) và kéo dài đến vài tháng với mức độ nặng. vì vậy, bên cạnh chỉ định của bác sĩ, bạn cần biết các biện pháp chăm sóc da và ngăn ngừa tái phát bệnh dưới đây:

    Tránh tiếp xúc da với các yếu tố có khả năng gây kích ứng như phấn hoa, lông thú, không khí ô nhiễm, nước bẩn v.v…Nếu không cẩn thận chạm phải thì cần rửa ngay với nước sạch và xà phòng diệt khuẩn.

Nói tóm lại, chàm bội nhiễm không phải là một bệnh truyền nhiễm. nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì căn bệnh này có thể khỏi hoàn toàn. vì thế mà người bệnh không nên quá lo lắng mà làm ảnh hưởng đến thời gian hồi phục bệnh.

thông tin vừa được cung cấp trong bài viết không có khả năng thay thế cho các hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và khắc phục sớm tình trạng chàm bội nhiễm trên da.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-cham-boi-nhiem-co-lay-hay-khong)

Tin cùng nội dung

  • Liên tục trong thời gian gần đây hàng loạt người dân đã bị kiến ba khoang đốt gây viêm da tiếp xúc trên cơ thể. Tại Khoa Khám bệnh, BV Da liễu Trung ương, có thời điểm các bác sĩ khám cho khoảng 60 bệnh nhân/ngày liên quan đến bệnh về da do kiến ba khoang, côn trùng đốt.
  • Đối với người mắc bệnh chàm, (còn gọi là eczema, viêm da cơ địa), tình trạng ngứa không chỉ dừng lại ở việc khó chịu, mà còn có thể là cảm giác đau đớn. Vì thế, việc tìm kiếm biện pháp làm dịu nhẹ cơn ngứa do bệnh này, là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo 4 cách sau đây:
  • Chàm là bệnh ngoài da không lây truyền, ngứa, viêm dạng cấp, bán cấp hay mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh do hai yếu tố là cơ địa và dị ứng nguyên.
  • Con tôi được 6 tháng tuổi. Từ khi thời tiết se se lạnh mặt cháu hay bị nổi sẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
  • Dù không phảu cao điểm nhưng số trẻ mắc ho gà thời gian này tăng đột biến. Các chuyên gia cho rằng do tâm lý nhiều trẻ mắc bệnh do cha mẹ lo ngại sử dụng vắc xin Quinvaxem và chờ vắc xin dịch vụ đang khan hiếm nên bỏ lỡ lịch tiêm chủng của trẻ.
  • Nếu bị viêm da cơ địa, dùng các Thuốc bôi, Thuốc uống chống ngứa cho cháu theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Bôi kem giữ ẩm rất cần thiết để tránh ngứa, hạn chế tái phát. Loại trừ và tránh các chất dễ gây dị ứng như đồ len dạ lông của chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên
  • Cháu hiện nay 17 tuổi, từ khi lên 9, cháu đã bị chàm ở má. Cháu đã đi khám bệnh, dùng Thu*c nhiều đợt nhưng vết chàm của cháu ngày càng lan rộng.
  • Doxycycline là Thu*c kháng sinh quen thuộc trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiết niệu, viêm kết mạc hạt vùi.
  • Khoảng 10% dân số thế giới mắc bệnh chàm. Ở Việt Nam chiếm 25% các bệnh ngoài da và là lý do khiến bệnh nhân phải đến khám bệnh da liễu
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY