Hô hấp hôm nay

Bệnh ho gà: Dấu hiệu nhận biết, biến chứng và vắc xin phòng ngừa

Ho gà là bệnh nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ, khi một nửa số trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị ho gà phải nhập viện và đa số Tu vong ở trẻ dưới 1 tuổi.
Bệnh ho gà là gì?

Ho gà (Pertussis hay whoopingcough) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Bordetellapertussis. Đây là một trong các bệnh rất hay lây làm Tu vong nhiều người nhất trong các loại bệnh cóthể phòng ngừa được bằng vắc xin. Ho gà là bệnh nguy hiểm nhất ở trẻnhỏ, một nửa số trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị ho gà phải nhập viện và đa số Tu vong ở trẻ dưới 1 tuổi.

Làmsao nhận biết, phân biệt ho gà với ho thông thường?

Bệnh thường bắt đầu bằng triệuchứng như cảm lạnh, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, viêm long và ho ít. Sau 1 đến 2tuần thì bắt đầu ho nhiều. Ho gà biểu hiện bằng những cơn ho dữ dội, đặc biệtvà có nhiều biến chứng.

Ho gà là ho từng chuỗi kế tiếp nhau, càng lúc càng nhanhrồi yếu dần, sau đó có giai đoạn hít vào thật sâu nghe như tiếng gà gáy, sau cơn ho thì mặt đỏ môi tím, hai mí mắt sưng,tĩnh mạch cổ nổi. Hodữ dội khiến người bệnh nôn khan và kiệt sức sau cơn ho.

Ở trẻ sơ sinh có thể ho ít hay khôngho, nhưng ở trẻ sơ sinh có biểu hiện “ngừng thở” - tình trạng tạm dừng hô hôhấp của trẻ sơ sinh. Những cơn ho có thể kéo dài đến 10 tuần. Bệnh có thể biểuhiện nhẹ hơn ở người bệnh đã được tiêm phòng ho gà.

Tuy nhiên, nhiều trẻ thường được chẩn đoán nhầmlà cảm cúm, viêm đường hô hấp, viêm phế quản,… điều trị không hết đến khi nhậpviện thì có khi đã muộn, đã có biến chứng viêm phổi hay thậm chí suy hô hấp rấtnguy hiểm.

PGS.TS.BS Lê Tiến Dũng - Trưởng khoa Hô hấp BV Đại học Y Dược TPHCM (bên phải) cùng các đồng nghiệp xem phim chụp của bệnh nhân

Những biến chứng nguy hiểm khi bị ho gà?

Bệnh ho gà có thể gây ra:

- Biến chứng hô hấp như viêm phế quản, dãn phế quản, viêm phếquản - phổi là biến chứng hô hấp hay gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinhdưỡng

- Biến chứng thần kinh như viêmnão, tỷ lệ Tu vong cao

- Biến chứng cơ học như gãy xương sườn, lồng ruột, thoát vị, sa trựctràng, tràn khí màng phổi

- Một số biến chứng khác như: xuấthuyết võng mạc, kết mạc mắt, rối loạn nước điện giải, bội nhiễm các vi khuẩnkhác.

​Vắc xin là tấm lá chắn phòng bệnh ho gà tốt nhất cho trẻ em?

Đối tượng không chủng ngừa haychủng ngừa không đủ có nguy cơ bệnh nặng, người đã chủng ngừa đủ vẫn cóthể bị bệnh nhẹ. Thu*c ngừa chỉ phòng bệnh được 10 năm, do đó sau thời gian nàyvẫn có thể bị bệnh, thường ở người lớn và trẻ em.

Ho gà là một bệnh rất dễ lây lan vàđược lây truyền từ người sang người. Do vắc-  chống ho gà không có loại nào có hiệu lực100%, lại không có hiệu lực lâu dài vĩnh viễn nên phần lớn những người lớn vẫnbị ho gà dù đã từng tiêm phòng bệnh khi còn bé. Những người này tuy mắc bệnhkhông nặng nhưng vẫn lây truyền bệnh cho những người chung quanh.

Các triệu chứng của bệnh ho gà lúc banđầu giống như cảm cúm, thường xuất hiện 5 - 7 ngày sau nhiễm bệnh, nhưng có khiđến 3 tuần và đây là giai đoạn mà những người nhiễm bệnh lây bệnh cho nhữngngười chung quanh.

Các trẻ sơ sinh thường bị lây bệnh từanh chị em, cha mẹ, người chăm sóc mà không biết. Vi khuẩn ho gà có nhiều trongnước dãi hay họng của người nhiễm bệnh, bắn ra ngoài theo giọt bắn khi ho, hắthơi hay nói chuyện và vi khuẩn theo không khí bay vào hệ hô hấp người chungquanh và lây bệnh. Phạm vi lây nhiễm trong khoảng 3m.

Thu*c vắc xin phòng ngừa bệnh thườngđược tiêm cho trẻ từ khi còn nhỏ. Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, mũi thứ2 tiêm sau mũi thứ nhất 1 tháng, mũi thứ 3 tiêm sau mũi thứ hai 1 tháng, mũithứ 4 tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi. Nếu tiêm đủ 3 mũi thì có thể bảo vệ miễn dịch đến90%; nhưng nếu chưa tiêm đủ 3 mũi thì bảo vệ miễn dịch chỉ khoảng 60%.

Ngoài ra, để chủ động phòng bệnh hiệu quả chotrẻ, các bà mẹ khi mang thai nên tiêm chủng để tạo hệ miễn dịch sớm cho trẻ từtrong bụng mẹ. Hiệu quả bảo vệ miễn dịch của vắc xin ho gà cũng chỉ khoảng 10 năm.

Phòng ngừa triệt để bệnh ho gà bằng cách nào?

Để dự phòng bệnh bạn cần:

- Thực hiện vệ sinh tốt như che miệng và mũibằng khăn giấy khi ho và hắt hơi, bỏ khăn giấy đã dùng vào thùng rác có nắp đậy.

- Khi không có khăn giấy thì bạn ho và hắt hơivào tay áo trên hay khủy tay, không vào bàn tay, thường xuyên rửa bàn tay bằng xà phòng hay haybằng cồn.

- Nâng cao thể trạng, ăn uống đầy đủ

- Giữ vệ sinh thân thể, mũi họng

- Tránh tiếp xúc gần, trực tiếp với người ho,hắt hơi.

Ngoài ra, người bệnh ho gà cần ở nhà và tránhtiếp xúc gần với những người khác cho đến khi kết thúc điều trị bằng khángsinh. Người bị ho vì bất kỳ nguyên nhân nào nên tránh tiếp xúc gần với trẻ sơsinh và phụ nữ mang thai. Nếu đang sống chung hay có tiếp xúc gần với ngườibệnh ho gà thì cần dùng Thu*c kháng sinh để phòng bệnh ho gà.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo:

1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà (vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván - DTP - hoặc vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, virut viêm gan B và Haemophilus influenzae type b - Quinvaxem) đầy đủ, đúng lịch.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

PGS.TS.BS Lê Tiến DũngTrưởng khoa Hô hấp BV Đại học Y Dược TPHCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-ho-ga-dau-hieu-nhan-biet-bien-chung-va-vac-xin-phong-ngua-n321965.html)

Tin cùng nội dung

  • Kính chào Mangyte, Em có thắc mắc về việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Em biết là ở BV Từ Dũ và Pasteur đều có. Thời gian và giá từng mũi chích hiện tại có dao động nhiều không? Mong Mangyte giải thích dùm em. Em rất cám ơn! (Ngọc - tran...@gmail.com)
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Kính gửi Mangyte, Em 40 tuổi, là nam giới. Xin bác sĩ cho em hỏi, em muốn tiêm ngừa vacxin HPV có được không ạ? Nếu tiêm được, cho em biết thủ tục như thế nào? Em có thể đến trung tâm y tế nào để tiêm ngừa? Chi phí tiêm ngừa như thế nào? Xin chúc sức khỏe và cám ơn bác sĩ! (L.H.Q. - huy…@yahoo.com.vn)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Đông y chia bệnh này làm 3 thời kỳ: thời kỳ sơ phát, thời kỳ ho cơn và thời kỳ phục hồi:
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY