Tai , Mũi , Họng hôm nay

Bệnh ho gà là bệnh gì?

Con tôi bị ho kéo dài, cơn ho rất đặc biệt, kéo dài, bé rũ rượi, mệt sau những cơn ho. Đi khám bác sĩ chẩn đoán là bệnh ho gà. Vậy tôi xin hỏi ho gà là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, bệnh có thể phòng được không và cách điều trị?

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetella Pertussis; bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em, bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp giữa người với người, bệnh lây mạnh nhất trong là giai đoạn viêm long và giảm dần từ tuần thứ 3 sau khi bắt đầu có giai đoạn ho cơn, đối tượng mắc bệnh là trẻ nhũ nhi và trẻ em.

Về triệu chứng, sau khi vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp trên, vi khuẩn nhanh chóng khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản. vi khuẩn gắn vào màng bằng hệ thống lông với những sợi ngưng kết hồng cầu, ở đó vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố còn gọi là độc tố có tên khoa học là pertussis toxin. ngày nay người ta biết rằng độc tố này chỉ do bordetella pertussis tiết ra, đây là một loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh.

Triệu chứng chính của bệnh là các cơn ho. cơn ho xuất hiện một cách tự nhiên hay do một kích thích nhỏ. ho kéo dài rũ rượi không sao kiềm chế được và thể hiện 3 đặc điểm là ho, thở rít và khạc đàm hoặc nôn mửa. tiếp theo cơn ho dữ dội nhi vã mồ hôi, tĩnh mạch cổ và da đầu nổi rõ. với trẻ quá nhỏ và trẻ sơ sinh thì có những cơn ngưng thở ngắn thay thế cho hiện tượng rít khi hít vào. giữa các cơn ho, thông thường trẻ cảm thấy dễ chịu và có thể sinh hoạt bình thường. ngoài ra, trong giai đoạn này còn thấy một số dấu hiệu như chảy máu cam, xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới; ho kéo dài trong vòng 1 - 2 tuần, sau đó cơn ho ngắn lại và giảm dần; có thể tồn tại trong vài tháng. nếu điều trị không tốt bệnh có thể có biến chứng như viêm phổi, xẹp phổi, biến chứng thần kinh như co giật, thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh, liệt nửa người, liệt chi và mất ngôn ngữ là do xuất huyết hoặc sung huyết não…

Với trẻ lớn và thể nhẹ thì có thể cho điều trị ngoại trú bằng các Thu*c an thần, giảm ho, long đàm; với các Thu*c kháng histamine không có hiệu quả. Đối với trẻ nhỏ, mẹ phải cho ăn lỏng và bú nhiều lần trong ngày, từng ít một, khi trẻ ho phải bồng ngồi dậy và nghiêng đầu về một bên, bà mẹ phải biết cách móc đờm giải, biết cách hô hấp nhân tạo miệng - miệng khi trẻ ngưng thở, tím tái trong bối cảnh chưa cấp cứu kịp, cần tránh khói bếp, nhất là khói Thu*c lá, các trường hợp nặng và trẻ quá nhỏ thì phải đưa vào bệnh viện để theo dõi tại phòng cấp cứu đặc biệt.

Về điều trị Thu*c, thường dùng Erythromycine 30 - 50mg/kg/24 giờ chia 4 lần uống hoặc Cotrimoxazole 30 - 50mg/kg/24 giờ, kèm theo Prednisolone 1 - 2mg/kg/ngày; Salbutamol 0.2 mg/kg/ngày; thời gian điều trị là 14 ngày, đối với trẻ sơ sinh thì không được dùng Cotrimoxazole.

Về phòng bệnh, cần chích ngừa vắcxin cho trẻ để tạo miễn dịch chủ động, khi phát hiện và cách ly sớm cho những trẻ nghi ngờ bị trong thời kỳ xuất tiết, cho uống erythromycine để dự phòng khi trong nhà có người bệnh, hay có tiếp xúc người bệnh ở bên ngoài đặc biệt cho trẻ dưới 2 tuổi.

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5cb7eb1b33308531572e5cc2)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY