Dinh dưỡng hôm nay

Bệnh Ở Mắt Đục Thủy Tinh Thể

Trang thông tin chính thức góp phần phòng chống bệnh Viêm phổi cấp do virus nCoV/

1. Khái niệm:

Thuỷ tinh thể là một thấu kính tự nhiên trong suốt nằm sau mống mắt (còn gọi là tròng đen), bình thường với chức năng điều tiết, thuỷ tinh thể để cho các tia sáng đi qua và hội tụ lại tại võng mạc giúp ta nhìn rõ được sự vật.

Đục thủy tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể. Sự đục mờ này ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa.

Bệnh đục thủy tinh thể không phải là ung thư hoặc khối u bất thường trong mắt.

Bệnh này là do những thay đổi vật lý trong các thành phần của thủy tinh thể gây đục. Chứng bệnh này có thể được Bác sỹ Mắt phát hiện một cách dễ dàng bằng các dụng cụ chuyên khoa.

2. Nguyên nhân:

Nguyên nhân chính liên quan đến tuổi già, bệnh lý tiểu đường, cao huyết áp, cận thị, chấn thương. Trên 80% người mắc bệnh đục thủy tinh thể là người có độ tuổi trên 50.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân do thận thủy không nuôi dưỡng được can mộc, can khai khiếu ở mắt. Hai tạng can thận hư suy nên mắt bị đục thủy tinh thể.

3. Triệu chứng:

- Mắt nhìn thấy mờ, thị lực suy giảm, khó nhìn, lóe sáng, quáng gà, ra nắng mờ hơn trong nơi râm mát.

- Sức nhìn kém trong các vùng sáng bao quanh

- Nhìn một vật thành hai hoặc ba

- Thường xuyên thay đổi kính đeo mắt.

4. Phân loại:

- Đục thủy tinh thể già: là nguyên nhân phổ biến nhất và ảnh hưởng đối với người lớn ở độ tuổi trên 50

- Đục thủy tinh thể do tiểu đường: ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường và gây dao động thị lực.

- Đục thủy tinh thể do chấn thương: là do tổn thương mắt gây ra, trực tiếp hoặc gián tiếp làm hại đến thủy tinh thể.

- Đục thủy tinh thể do cận thị, đục thủy tinh thể sau bệnh lý khác của mắt: glaucome (cườm nước), viêm màng bồ đào, tổn thương võng mạc…

- Đục thủy tinh thể bẩm sinh là có sẵn khi sinh ra.

5. Điều trị:

Nội khoa: Thu*c chỉ tác dụng tạm thời trong thời gian đầu

Phẫu thuật: là phương pháp duy nhất có hiệu quả trong việc chữa đục thủy tinh thể. Phẫu thuật bệnh đục thủy tinh thể có tỷ lệ thành công cao với hơn 90% bệnh nhân khôi phục tốt thị lực của mình với những kỹ thuật tiên tiến hiện nay như phaco.

Phần lớn các ca phẫu thuật đục thủy tinh thể được thực hiện trong ngày mà không cần nhập viện. Sự phục hồi rất nhanh chóng và nhiều bệnh nhân có thể nhìn thấy trong một thời gian ngắn sau phẫu thuật.

Sau đây là một số bài Thu*c của Hải Thượng Lãn Ông trị bệnh để bạn đọc tham khảo.

Thu*c uống

Bài 1: hạt cây cối xay vừa đủ, tán nhỏ, gan lợn 1 cỗ khía ra dồn bột Thu*c vào, nướng khô, tán bột, viên bằng hạt ngô, uống với nước cháo hoặc nước nóng ấm, mỗi lần 15 viên.

Bài 2: hoàng liên tán bột 40g, gan dê sấy khô 1 cỗ đem giã nhỏ luyện mật ong làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 15 viên, ngày uống 2 lần với nước nóng ấm. Uống 1 liệu trình là 5 tễ thì có hiệu quả.

Bài 3: thương truật 320g ngâm nước vo gạo 7 ngày, sấy khô, cỏ tháp bút 80g, 2 vị cùng tán nhỏ. Mỗi lần uống 4g với nước nóng ấm, ngày uống 2 lần sáng và tối.

  1. 4: đương quy 240g, phụ tử nướng trên lửa than 100g cùng tán nhỏ, luyện với mật ong, viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 30 viên với nước nóng ấm.

Cháo Thu*c

Bài 1: Cháo củ từ dạ minh sa: dạ minh sa 9g, củ từ 30g, dây tơ hồng 9g, gạo tẻ 60g, đường đỏ 1 ít. Cho 3 vị Thu*c vào túi vải bỏ vào nồi, đổ 1 lít nước, đun còn 600ml, cho gạo đã vo sạch và đường đỏ vào, đun to lửa cho sôi sau đun nhỏ lửa ninh thành cháo. Ăn trong ngày, liên tục 15-30 ngày.

Bài 2: Cháo thạch, thảo quyết minh: thạch quyết minh 25g, thảo quyết minh 10g, hoa cúc trắng 10g, đường phèn 6g, gạo 100g. Cho 3 vị Thu*c vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi một lúc, bỏ bã, lọc lấy nước rồi cho gạo đã vo vào nấu thành cháo, cho đường vào khuấy đều là được. Ngày dùng 1 liều chia 2 lần sáng và tối. 3-5 ngày là 1 liệu trình.

Bài 3: Cháo gan dê, rau chân vịt: rau chân vịt 100g, gan dê 50g, hành, gừng, muối bột ngọt vừa đủ, mỡ lợn 25g, gạo nếp 100g. Rau chân vịt rửa sạch thái nhỏ; cho dầu vào nồi xào lẫn gan dê với rau chân vịt, cho bột gia vị vào xào chín. Gạo nếp đãi sạch, cho 1 lít nước nấu thành cháo rồi đổ gan dê, rau chân vịt gừng hành vào, khuấy lên là được. Chia ăn ngày 2 lần.

Bài 4: Canh gan dê nấu hoa cúc: hoa cúc trắng 10g, gan dê 60g, câu kỷ 10g, cốc tinh thảo 10g. Gan rửa sạch thái mỏng; cốc tinh thảo, hoa cúc, câu kỷ rửa sạch cho vào túi vải. Tất cả cho vào nồi, đổ nước nấu kỹ rồi bỏ túi Thu*c là được. Ăn gan và câu kỷ tử, uống canh.

Bài 5: Canh gan lợn nấu độc cước kim: gan lợn 100g, độc cước kim 15g, bột gia vị vừa đủ. Gan lợn rửa sạch thái lát, cho vào nồi đất cùng độc cước kim, nước 800ml đun còn 400ml, vớt bỏ độc cước kim, cho bột gia vị. Ăn kèm trong bữa cơm.

6. Phòng ngừa bệnh:

Ăn các loại rau có màu xanh đậm: Rau bina, cải xoăn, cải lá xanh, các loại rau khác có chứa lutein và zeaxanthin, giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thuỷ tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như dâu, cam, mận, và anh đào giúp giảm thiểu thiệt hại gốc tự do, bị gây ra bởi các yếu tố môi trường (như ánh sáng mặt trời và ô nhiễm). Các gốc tự do còn góp phần đẩy nhanh sự xơ cứng tròng mắt và có thể làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Vì vậy, bổ sung các loại hoa quả có chứa các chất chống ôxy hóa để hạn chế những rủi ro này.

Bổ sung vitamin B6 và B12 và axit folic, ngoài ra axit béo omega-3 được tìm thấy trong một số loại cá, như cá hồi, cá bơn, cá ngừ, có thể giúp duy trì màng nước mắt bảo vệ mắt, giảm thiểu khô mắt, và thậm chí ngăn chặn đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân phổ biến gây thị lực kém ở người cao tuổi. Nó là dạng mù có thể chữa được. Điều quan trọng là phải đi kiểm tra mắt thường xuyên để phân biệt với những bệnh mù do nguyên nhân khác cần điều trị khẩn cấp.

Nên nhớ, phát hiện sớm có thể ngăn ngừa bị mù vĩnh viễn.

7. Đục thủy tinh thể: Chăm sóc mắt sau phẫu thuật

Phẫu thuật đục thủy tinh thể là lấy bỏ thủy tinh thể đục và thay vào bằng thủy tinh thể nhân tạo. Ngay sau khi thủy tinh thể đục được lấy đi bằng phương pháp Phaco hoặc lấy ngoài bao, thủy tinh thể nhân tạo sẽ được đặt vào.

Thủy tinh thể cấy vào này được gọi là kính nội nhãn (IOL).

Vậy sau phẫu thuật mắt cần chăm sóc: Cần giữ vệ sinh sạch sẽ

Trong phẫu thuật Phaco, thủy tinh thể mềm lúc đưa vào có thể gấp lại được nên vết rạch rất nhỏ và không cần khâu.

Do vậy phẫu thuật xong, bệnh nhân cần băng che mắt bảo vệ trong ngày và ngủ từ 3 đến 4 giờ giúp mắt bớt khó chịu.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân phải giữ cho mắt luôn sạch sẽ, rửa tay trước khi chạm vào mắt và sử dụng Thu*c theo quy định để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, nếu bị nhiễm trùng có thể dẫn đến mất tầm nhìn.

Rửa mi mắt bằng gạc để lấy đi chất dịch bám vào mắt. Hàng ngày bệnh nhân tuyệt đối không dụi tay lên mắt, nheo mắt hoặc nháy mắt mạnh nhằm tránh xảy ra va chạm hoặc đè áp mạnh chấn thương mắt.

Gặp bác sĩ khi:

Sau vài ngày, những khó chịu sau phẫu thuật sẽ hết. Tuy nhiên bệnh nhân nên cần khám ngay nếu có các dấu hiệu sau: giảm thị lực; đau kéo dài mặc dù đã dùng Thu*c giảm đau; đỏ mắt tăng; chớp sáng hoặc nhiều đốm đen trước mắt; buồn nôn, nôn hoặc ho nhiều…

Đến cơ sở y tế cấp cứu ngay nếu mắt mờ đột ngột, đau buốt, chảy nước mắt nhiều và kéo dài trên 6 giờ.

Bệnh nhân cần khám lại vào các ngày sau ngày phẫu thuật: sau 1 tuần và 1 tháng sau khi phẫu thuật.

Thời gian trở lại bình thường:

Trong thời gian đầu 1 tuần sau khi phẫu thuật, bệnh nhân hạn chế tiếp xúc với máy tính, đọc báo, xem tivi…

Trong 3 tháng sau khi phẫu thuật bệnh nhân không đi bơi, tắm biển, chơi những môn thể thao mạnh giúp cho mắt ổn định và hồi phục thị lực nhanh chóng. Thông thường, mắt hồi phục trong vòng 8 tuần.

8. Câu hỏi liên quan:

Câu hỏi 1: Có phải cứ phẫu thuật đục thủy tinh thể là đem lại thị lực tối ưu 10/10?

Phẫu thuật lấy thủy tinh thể là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất, an toàn nhất. 90% trường hợp sau phẫu thuật lấy thủy tinh thể cho thị lực tốt. Tuy nhiên, kết quả phẫu thuật không chỉ tùy thuộc trình độ tay nghề của bác sĩ, trang thiết bị hiện đại, vật liệu đắt tiền mà còn tùy thuộc tình trạng mắt của bệnh nhân. Nếu mổ tốt nhưng tình trạng võng mạc và thị thần kinh của bệnh nhân không tốt thì khả năng tiếp nhận và dẫn truyền ánh sáng sau mổ không tốt, do đó khó thể đạt thị lực 10/10 sau mổ.

Câu hỏi 2: Có nên mổ thay thủy tinh thể lần 2 hay không?

Bố em bị cao huyết áp 40 năm nay rồi và gần 10 năm tiểu đường. Năm 2005 và 2010 có mổ thay thủy tinh thể cả 2 mắt, nay 1 mắt không nhìn được nữa, còn một mắt bây giờ nhìn rất mờ, kém. Có cần đi mổ thay thủy tinh thể lần 2 để cho mắt nhìn rõ hơn không?

Bố bạn bị cao huyết áp và tiểu đường lâu năm rất dễ tổn thương thần kinh tiếp nhận ánh sáng của mắt mà y học gọi là bệnh võng mạc tăng huyết áp và bệnh võng mạc đái tháo đường. Do đó mắt của bố bạn có thể mờ do hai bệnh trên. Bạn cần khuyên bố bạn nên đi khám mắt kiểm tra định kỳ để kịp thời xử lý nếu cần thiết.

Trong khi đó mắt bố bạn đã mổ đặt thủy tinh thể nhân tạo sau một thời gian có thể mờ đi do đục bao sau. Nếu vậy có thể làm tan bao đục Laser YAG và mắt sẽ sáng lại.

Vấn đề mổ thay thủy tinh thể lại rất ít khi đặt ra vì thường mắt mổ một thời gian sau bị mờ đi rất ít khi do nguyên nhân kính đặt trong mắt và cũng rất khó khăn khi lấy kính ra đó bạn.

Câu hỏi 3: Ưu và nhược điểm của các phương pháp mổ cườm khô?

Cườm khô là một trong những bệnh do tiến trình lão hóa ở mắt làm giảm thị lực. Phương pháp điều trị để giúp mắt sáng lại chỉ duy nhất bằng phẫu thuật. Tuy vậy phẫu thuật không có gì phải gấp gáp mà là loại sắp xếp có kế hoạch chương trình trừ trường hợp có biến chứng.

Phẫu thuật cườm khô hiện nay đúng là có hai kiểu mổ tùy thuộc vào mức độ đục cứng của cườm và tuổi tác bệnh nhân. Đó là phẫu thuật Phaco mà bạn gọi là mổ bằng laser (thực ra gọi đúng hơn là mổ bằng máy) và phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao qua đường mổ nhỏ mà bạn gọi là mổ bằng dao.

Phẫu thuật Phaco áp dụng cho đa số các trường hợp cườm khô. Phẫu thuật chỉ rạch một đường rất nhỏ trên mắt từ 3,2 mm trở xuống và cườm khô được hút ra nhờ máy Phaco. Phẫu thuật đáp ứng được yêu cầu bệnh nhân như thị lực phục hồi tốt, không đau, ít biến chứng. Tuy nhiên giá thành cho một ca phẫu thuật còn khá cao từ 5.000.000 đồng trở lên nên một số người còn khó khăn không thể lo nổi.

Mặt khác như đã nói trên, trong những trường hợp cườm khô quá cứng hay tuổi tác bệnh nhân cao thì phẫu thuật đường lấy thủy tinh thể ngoài bao qua mổ nhỏ lại hợp lý hơn. Phẫu thuật này tạo một đường mổ trên mắt khoảng 6mm dài hơn so với Phaco nhưng cũng đạt được hiệu quả rất tốt cho bệnh nhân. Phẫu thuật này đã từng được xem là niềm tự hào của ngành nhãn khoa và hiện nay cũng còn áp dụng phổ biến. Độ an toàn và chất lượng mổ rất tốt có thể tin tưởng vào phẫu thuật này.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c1ca0ca76801b5b1765fc75)

Tin cùng nội dung

  • Nghiên cứu cho thấy, các vitamin B có thể đem lại lợi ích sức khỏe của bạn.
  • Ai cũng biết rõ tầm quan trọng của đôi mắt nhưng không phải tất cả biết cách chăm sóc mắt. Cần thận trọng khi dùng các loại Thuốc bổ mắt.
  • Rất nhiều loại Thuốc có thể gây ra các tổn thương cho mắt ở những mức độ khác nhau, các tổn thương này có thể xảy ra đơn lẻ hoặc là biểu hiện của một hội chứng lớn.
  • Rất nhiều bệnh nhân sau phẫu thuật đục thủy tinh thể không biết cách chăm sóc thế nào để giữ mắt sáng, tới khi có những biến đổi khó chịu (mi mắt bị phù, xuất huyết trên lòng trắng, mắt cộm và chói, lòng đen có đám phù đục…) mới quay trở lại viện khiến việc điều trị kéo dài, tốn kém.
  • Cùng với thời gian, thể thủy tinh ở người cũng bị mờ dần và dẫn đến giảm thị lực, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cá nhân.
  • Ðục thể thủy tinh là nguyên nhân thứ hai gây giảm thị lực trên phạm vi toàn cầu, chỉ sau tật khúc xạ, và thường xảy ra ở người cao tuổi. Cho đến nay phương pháp điều trị có hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật.
  • Giảm thị lực là biểu hiện quan trọng của đục TTT, đây là bệnh thường gặp ở người từ 55 tuổi trở lên. Bên cạnh tình trạng nhìn mờ, nhìn khó nhiều người bệnh còn có cảm giác nhìn đôi, nhìn qua màn sương.
  • Thủy tinh thể là chiếc đĩa trong suốt nằm ở phía bên trong mắt. Nó tập trung các tia sáng đi vào võng mạc để tạo thành hình ảnh sắc nét rõ ràng.
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Đục thủy tinh thể - Những thông tin về cách điều trị, các xét nghiệm, quy trình mổ đục thủy tinh thể. Chi phí và nguy cơ biến chứng của ca phẫu thuật.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY