Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh tay chân miệng lan rộng: BS chỉ ra những sai lầm cha mẹ hay mắc khi chăm sóc trẻ

(Tổ Quốc) - Trẻ bị tay chân miệng không được tắm hay chỉ có trẻ nhỏ mới bị tay chân miệng là những nhận định sai lầm thường gặp của các bậc phụ huynh về tay chân miệng.

Mới đây, theo thống kê của bộ y tế, trên cả nước đã xuất hiện hàng nghìn ca mắc tay chân miệng, trong đó đã có một trường hợp t* vong. số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, chủ yếu ở khu vực miền nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như tp hcm, đồng nai, bình dương, sóc trăng.

Đơn cử TP HCM đến nay đã ghi nhận hơn 2.560 trường hợp mắc bệnh này, với 96% các trẻ mắc bệnh ở độ tuổi từ 1-5.

Được biết, bệnh "tay, chân, miệng" là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra, thường xảy ra đối với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ. Trẻ mắc tay, chân, miệng thường có các triệu chứng điển hình như nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng (gây vết loét miệng), đầu gối, mông, hay nổi rải rác ở những vị trí khác trên cơ thể (đặc biệt, những bóng nước này khi ấn vào thường không đau, không ngứa) kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, nôn ói và tiêu chảy...

Theo ThS.BS Lê Phan Kim Thoa - Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, đến nay vẫn chưa có Thu*c đặc hiệu điều trị bệnh. Tay, chân, miệng chủ yếu được điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị các biến chứng nếu có. Đối với những trường hợp nhẹ, chỉ cần sử dụng Thu*c giảm đau, an thần... Tuy nhiên trẻ cần được theo dõi sát để xử trí kịp thời những biến chứng xảy ra. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày, những nốt hồng ban sẽ lặn đi, không để lại sẹo. Nhưng nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi-rút Entero 71 thì có thể dẫn đến T* vong (do biến chứng viêm não màng não, viêm cơ tim, phù phổi..) nếu không xử trí kịp thời.

Những quan niệm sai lầm

Mặc dù tay chân miệng không phải là một bệnh mới, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm trong cách chăm sóc trẻ. các quan niệm đó là:

Hạn chế tắm rửa, quấn kín trẻ thì trẻ càng mau lành

Theo ths.bs lê phan kim thoa, một số phụ huynh quan niệm khi trẻ bị tay chân miệng càng quấn kín, hạn chế tắm rửa để trẻ ra ban càng nhiều thì sẽ càng mau lành. tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai bởi vì nếu ủ trẻ nhiều quá sẽ khiến trẻ bị nhiễm trùng da, để lại sẹo. trong khi chăm sóc trẻ tay chân miệng cần giữ cho các nốt ban thoáng sẽ giúp các nốt này mau lành hơn và không để lại sẹo.

Trẻ ở nhà thì không bị tay chân miệng

Siêu vi trùng đường ruột gây ra bệnh tay chân miệng. ảnh minh hoạ.

Phụ huynh thường nghĩ con mình ở nhà thì không thể nào bị bệnh tay chân miệng được. nhưng tay chân miệng có thể lây trung gian qua người chăm sóc. trẻ không đi nhà trẻ vẫn có thể mắc bệnh do tiếp xúc người mắc bệnh không có triệu chứng, thường là người lớn. "đừng nên quan niệm rằng con mình ở nhà là con mình không bị, mà bố mẹ hoàn toàn có thể mang bệnh về cho con nếu không vệ sinh sạch sẽ", bác sĩ thoa nói.

Trẻ nhỏ mới bị tay chân miệng

Quan niệm chỉ có những trẻ nhỏ mới bị tay chân miệng là không đúng. tay chân miệng đa số chỉ gặp ở những trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt những trẻ dưới 3 tuổi, nhưng thực tế, người lớn và trẻ lớn vẫn có thể bị tay chân miệng. thậm chí nhiều trẻ lớn mắc tay chân miệng cũng có thể gặp biến chứng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn. do vậy, phụ huynh nên bảo vệ con và chăm sóc trẻ đúng cách để tránh mắc bệnh.

Trẻ phải có đầy đủ biểu hiện ở miệng, tay, chân

Trẻ bị bệnh tay chân miệng điển hình sẽ có biểu hiện loét miệng, kèm nổi sẩn ở lòng bàn tay, bàn chân. tuy nhiên, có những trẻ chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần hoặc chỉ nổi sẩn ngoài da, đặc biệt nếu chỉ nổi ở mông rất dễ nhầm với hăm tã.

TIN LIÊN QUAN

    Trái cây, rau củ màu đỏ, tím, xanh lam - "Vua" bảo vệ tim, phòng ung thư và tiểu đường

"Phụ huynh cần lưu ý khi con có những dấu hiệu bất thường, nên đưa con đi khám để biết được mức độ diễn tiến của bệnh, cũng như được hướng dẫn cách theo dõi và cách phát hiện biến chứng" - bác sĩ Thoa cho hay.

Cần xức Thu*c lên sang thương da để trẻ mau lành bệnh

Bệnh tay chân miệng thường không gây đau hay ngứa, do đó phụ huynh không nên tự ý bôi các loại thu*c, khi chưa có chỉ định của bác sĩ. vì khi bôi thu*c sẽ che đi các dấu hiệu trên sang thương da. do đó, các bác sĩ rất khó chẩn đoán hay theo dõi diễn tiến của sang thương da.

Trẻ khó ngủ, giật mình quấy khóc là do bị đau miệng

Một sai lầm về tay chân miệng được bác sĩ thoa liệt kê là trẻ khó ngủ, giật mình quấy khóc là do bị đau miệng. thực tế, trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi có biểu hiện giật mình, chới với là đã có biến chứng, cần được đưa đến bệnh viện khám để kịp thời điều trị.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng

Để phòng ngừa trẻ tránh mắc tay chân miệng, cha mẹ nên chú ý vệ sinh môi trường sạch sẽ và thường xuyên làm vệ sinh đồ chơi của trẻ. phụ huynh nên hướng dẫn con rửa tay bằng xà phòng mỗi ngày, lau nhà bằng những dung dịch vệ sinh phù hợp.

"một điều đặc biệt nữa là nếu trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh phải hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ khác, hạn chế lây nhiễm", bác sĩ thoa lưu ý.

BS Trần Quốc Khánh: 8 loại rau củ quả giải nhiệt, tránh mất nước, đẹp da giá rất rẻ tại VN

Mộc Trà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/benh-tay-chan-mieng-lan-rong-bs-chi-ra-nhung-sai-lam-cha-me-hay-mac-khi-cham-soc-tre-8202225515464407.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY