Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ: Khi nào cần nhập viện?

Bệnh tay chân miệng (TCM) trẻ em rất phổ biến và dễ lây lan. Mùa hè là thời điểm bệnh TCM gia tăng nhanh.

Bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết bệnh TCM ở trẻ nhỏ

Bệnh TCM do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh TCM trẻ em có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Ở nước ta, bệnh TCM có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm từ tháng 3-5 và tháng 9-12, số ca trẻ em nhiễm TCM có xu hướng tăng rõ rệt.

Trẻ mắc TCM ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn... Trong 1-2 ngày đầu nhiễm bệnh TCM, trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài milimet, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước. Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan Sinh d*c của trẻ.

Một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng

một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Vì sao bệnh TCM có thể mắc lại nhiều lần?

Bệnh có nguy cơ lây lan mạnh nhất ở giai đoạn 7 ngày đầu tiên sau khi nhiễm bệnh, tuy nhiên, giai đoạn lây nhiễm còn kéo dài vài tuần, nguyên nhân là do virus gây bệnh còn lưu trú ở phân người bệnh.

Thông thường, bệnh ở thể nhẹ, hầu như không xuất hiện triệu chứng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu cơ thể mắc bệnh TCM do nhiễm virus Enterovirus 71 (EV71), trường hợp này bệnh ở thể nặng, xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây Tu vong. Mỗi lần nhiễm bệnh chỉ tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định, do đó, thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus. Vì vậy, trẻ đã từng mắc bệnh TCM hoàn toàn có nguy cơ tái nhiễm.

Hầu hết các trường hợp trẻ mắc bệnh TCM đều ở thể nhẹ và có thể tự khỏi, tuy nhiên, cũng cần cẩn trọng với số ít trường hợp bệnh ở thể nặng; kèm theo nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm màng não cấp, phù phổi cấp, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến Tu vong.

Dấu hiệu trẻ mắc TCM nặng cần nhập viện

Khi thấy trẻ bị tcm, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. bệnh tcm ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi, chăm sóc trẻ cẩn thận để phòng ngừa biến chứng. ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý những triệu chứng bệnh tcm thể nặng dưới đây để đưa trẻ nhập viện ngay:

Quấy khóc liên tục kéo dài: trẻ mắc TCM có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15-20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Sốt cao liên tục không hạ: Khi bệnh TCM trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với Thu*c hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất nặng trong cơ thể trẻ có thể dẫn đến nhiễm độc thần kinh.

Hay giật mình: Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa. Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng bệnh TCM cho trẻ nhỏ

Thường xuyên rửa tay bằng xà bông dưới vòi nước chảy, nhất là trước khi cho trẻ ăn, chế biến thức ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh và thay tã cho trẻ. Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi. Đảm bảo các vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ, tốt nhất nên ngâm bằng nước sôi trước khi sử dụng. Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Không nhai, mớm thức ăn cho trẻ. Không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi. Không để trẻ dùng chung khăn tay, khăn giấy, các vật dụng ăn uống như cốc, chén, thìa, đĩa, bát, đồ chơi... Thường xuyên vệ sinh bề mặt các vật dụng tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà, mặt bàn/ghế... bằng các chất tẩy rửa thông thường. Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị TCM. Trong 10-14 ngày đầu khi nhiễm miệng, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà, không để trẻ đến trường học hay những nơi đông người.

BS. Lê Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/benh-tay-chan-mieng-o-tre-nho-khi-nao-can-nhap-vien-n175616.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày 14/4, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã có công văn số 402/KCB-QLCL gửi Sở Y tế Hà Nội và các BV trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội đề nghị khẩn trương rà soát, kiểm tra việc cấp giấy nhập, xuất viện tại bệnh viện
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Chiều ngày 9/4, Bộ Y tế đã có công văn khẩn số 383/KCB-QLCL gửi Sở Y tế Hà Tĩnh yêu cầu xác minh thông tin phản ánh trên báo chí về vụ việc “bé trai ch*t tức tưởi sau 2 mũi tiêm”.
  • Một người làm nghề khai thác gỗ vào Bệnh viện TP. Huế do bị T*i n*n lao động giập nát ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải do bị gỗ rơi đè khi đưa lên xe vận chuyển.
  • Sau bữa ăn trưa 7/4, hơn 100 công nhân của công ty thời trang Star của Singapore (KCN Chương Mỹ, Hà Nội) bị nôn, đau bụng và đi ngoài, phải nhập viện để điều trị.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Ths.BS Phạm Ngọc Thạch, phó khoa Ngoại Niệu, bBV Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, trong thời gian gần đây, đơn vị này liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ  bí tiểu vì sỏi thận.
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY