Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh tay chân miệng tăng ở TP HCM

Từ đầu năm đến giữa tháng 3, TP HCM ghi nhận hơn 2.500 ca tay chân miệng, tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái.

Theo khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, trung tâm kiểm soát bệnh tật tp hcm (hcdc), tuần vừa qua, thành phố ghi nhận 346 bệnh nhân tay chân miệng, tăng gấp 2,2 lần so với trung bình bốn tuần trước. hầu hết các quận, huyện đều ghi nhận lượng bệnh tăng ở "mức báo động".

Bác sĩ trương hữu khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh, bệnh viện nhi đồng 1, cho biết tháng 3, tháng 4 là thời điểm số ca mắc bệnh tay chân miệng thường tăng cao, khi trẻ trở lại trường học sau kỳ nghỉ tết. ngoài ra, bệnh cũng tăng mạnh vào thời điểm tháng 9-10, khi trẻ tựu trường.

Nửa đầu năm ngoái, do ảnh hưởng của Covid-19, trẻ không đến trường thời gian dài nên số ca bệnh ít. "Năm nay số ca tăng hơn so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên vẫn ít hơn các đợt cao điểm những năm trước", bác sĩ Khanh nói.

Bệnh viện Nhi đồng 1 hiện tiếp nhận điều trị nội trú khoảng 20 trẻ mắc tay chân miệng, một số ca bệnh nhi nặng độ 3, biến chứng tăng huyết áp. Những đợt bệnh nhân nhập viện nhiều, nơi này tiếp nhận hơn 100 trẻ.

Theo bác sĩ Khanh, đa số phụ huynh nhiều kinh nghiệm nên đã phát hiện trẻ bệnh rất sớm và đưa vào viện khám kịp thời. Bệnh biểu hiện với các bóng nước có kích thước 2-10 mm. Trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng, bỏ ăn.

Hầu hết bệnh nhân đều diễn biến nhẹ, bóng nước tự xẹp và tự khỏi sau 5-7 ngày. Nếu bệnh do tác nhân enterovirus 71, một số trẻ có biến chứng tim mạch hô hấp, thần kinh rất nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não.

Hiện, sở y tế tp hcm và hcdc đã xây dựng kế hoạch giám sát, hỗ trợ phòng chống bệnh tay chân miệng hàng tuần tại các quận huyện có số ca báo động. các trung tâm y tế quận huyện phối hợp với ngành giáo dục để giám sát phát hiện sớm các ca bệnh trong trường học, đặc biệt lưu ý các ca bệnh điều trị tại nhà. khi phát hiện ca mắc mới, thành phố triển khai phòng chống dịch ở cả nơi sống và nơi học tập của bệnh nhân.

Hcdc khuyến cáo trường học cần tuân thủ các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm. lưu ý theo dõi giám sát phát hiện sớm trẻ bệnh để cách ly kịp thời thông qua hoạt động điểm danh, ghi nhận những trường hợp nghỉ vì bệnh mỗi ngày.

Nhà trường đề nghị phụ huynh thông báo rõ lý do nếu con em mình nghỉ học. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, chưa có vaccine dự phòng. phòng bệnh chủ yếu thông qua giữ gìn vệ sinh của trẻ và người chăm sóc trẻ như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày, khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ.

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Khi trẻ bệnh, chăm sóc tại nhà, cần cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, dùng Thu*c giảm đau hạ sốt theo chỉ định. Không nên kiêng tắm mà ngược lại phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn.

Phụ huynh cần theo dõi, cảnh giác các dấu hiệu như sốt cao, nổi các nốt ở tay chân và vùng miệng, ăn uống kém. Đặc biệt cần lưu ý khi trẻ ngủ không yên, chới với, hay giật mình trong lúc thiu thiu ngủ. Đưa trẻ đi khám kịp thời, trẻ bệnh phải uống Thu*c theo chỉ định, vệ sinh môi trường, rửa tay thường xuyên, theo dõi các biến chứng để xử trí kịp thời.

Bé trai 12 tháng tuổi mắc tay chân miệng nặng, điều trị tại bệnh viện nhi đồng 1, cuối năm 2020. ảnh: quỳnh trần.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/benh-tay-chan-mieng-tang-o-tp-hcm-4254430.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Thống kê từ Bộ Y tế ngày 1/4 cho biết, trong tháng 3/2015, cả nước đã ghi nhận hơn 1.575 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 3 ca Tu vong.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Mangyte -Sốt cao co giật ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn do biểu hiện phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể mà gây ra như: viêm họng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi…
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY