Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Bệnh tim phổi mạn tính

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ lâu đã định nghĩa, bệnh tim phổi mạn tính, là tình trạng bệnh lý phì đại tâm thất phải của tim, do tăng áp lực động mạch phổi.

Do hậu quả của những bệnh có liên quan, gây ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc của phổi, trừ những tổn thương của phổi, là hậu quả của những bệnh tim trái, hay những bệnh tim bẩm sinh. Bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau, cần được phát hiện, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

1. Nguyên nhân.

bệnh tim phổi mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau, và có nguồn gốc tiên phát từ các bệnh như: bệnh ở đường hô hấp và phế nang, bệnh làm tổn thương, đến bộ phận cơ học của bộ máy hô hấp, bệnh làm tổn thương mạch máu phổi.

Bệnh tiên phát của đường hô hấp và phế nang: bao gồm các bệnh viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính, có giãn phế nang hoặc không giãn phế nang, hen phế quản, giãn phế nang không phải do viêm phế quản và hen phế quản, xơ phổi có giãn phế nang hoặc không giãn phế nang, do hậu quả của bệnh lao phổi, bụi phổi, giãn phế quản, viêm phổi khác, bệnh nhầy nhớt, bệnh có hạt và thâm nhiễm phổi, như bệnh sarcoid, xơ phổi kẽ lan tỏa, nhiễm borelli gây giãn phế nang, bệnh u hạt có tế bào ái toan, thâm nhiễm phổi ác tính, xơ cứng bì, luput ban đỏ rải rác, viêm da và cơ, vi sỏi phế nang, bị cắt bỏ phổi, bệnh kén hơi phổi tiên phát, thoái hóa phổi, bệnh thiếu oxy ở độ cao, viêm phổi mủ mạn tính, giãn phế quản, kén xơ, chứng béo phì giảm thông khí.

Bệnh tiên phát, làm tổn thương đến bộ phận cơ học của bộ máy hô hấp: bao gồm tật gù lưng, vẹo cột sống, vừa gù lưng vừa vẹo cột sống, các dị dạng lồng ngực khác, cắt ép xương sườn, dày dính nặng màng phổi, nhược cơ, bệnh béo phì và giảm thông khí phế nang, bệnh giảm thông khí phế nang không rõ nguyên nhân.

Bệnh tiên phát làm tổn thương mạch máu phổi: bao gồm các bệnh về thành mạch máu, như tăng áp lực động mạch phổi tiên phát, viêm nút quanh động mạch, viêm động mạch khác, viêm tắc mạch máu phổi tiên phát, tắc mạch máu phổi, trong bệnh thiếu máu hình lưỡi liềm, nghẽn mạch máu do cục máu đông ngoài phổi, do sán máng, nghẽn mạch máu ác tính, những bệnh gây nghẽn mạch máu khác, tăng áp lực động mạch phổi do chèn ép, như bị u trung thất, phồng quai động mạch chủ, u hạt, có tổ chức xơ ở phổi.

Với nhiều nguyên nhân đã nêu ở trên, tại nước ta, theo các nhà khoa học, các nguyên nhân gây nên bệnh tim phổi mạn tính, thường gặp là do viêm phế quản mạn tính và hen phế quản, lao xơ phổi, giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính đơn thuần, viêm dính màng phổi, dị dạng lồng ngực.

2. Chẩn đoán.

Việc chẩn đoán, xác định bệnh tim phổi mạn tính, phải dựa vào tiền sử về bệnh phế quản - phổi mạn tính, có hội chứng suy tim phải, chiếu chụp X-quang thấy tim phải to, cung động mạch phổi nổi, thăm dò huyết động, thấy áp lực trung bình động mạch phổi tăng trên 25mmHg, đo điện tâm đồ thấy dày tâm thất phải, trục phải, mỏm tim quay sau. Cần chẩn đoán, phân biệt với các trường hợp suy tim toàn bộ, do bệnh van tim mắc phải, bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim, có hình ảnh X-quang với tim to toàn bộ, hội chứng viêm màng ngoài tim co thắt, với dấu hiệu tím môi, gan to và chắc, đôi khi có viêm màng phổi hoặc viêm màng bụng, thường do lao viêm đa màng, có hội chứng suy tim phải, cần hỏi bệnh nhân tỉ mỉ, nhất là tiền sử tràn dịch màng phổi, suy tim do suy mạch vành, mà dấu hiệu nhồi máu cơ tim không rõ rệt, cần hỏi kỹ về cơn đau thắt ngực, cơn hen tim, và dựa vào điện tâm đồ, thường xảy ra ở người cao tuổi có xơ cơ tim, xơ mạch máu lớn, không có tiền sử tăng huyết áp, chưa có dấu hiệu suy mạch vành, và không có tiền sử bệnh phổi mạn tính.

Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, thường dựa vào tiền sử bệnh, hỏi bệnh nhân tỉ mỉ, thăm khám cẩn thận. Thực tế thường gặp, do nguyên nhân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn, chủ yếu là các bệnh của phế quản, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản, nhóm bệnh phổi hạn chế thì rất phức tạp, gồm bệnh của phế nang, bệnh mạch máu phổi, bệnh cơ xương lồng ngực. Có thể có trường hợp, phối hợp của cả hai nhóm bệnh này. Chẩn đoán giai đoạn với giai đoạn sớm, thường là những đợt kịch phát của bệnh phổi mạn tính, cần phát hiện sớm để phòng ngừa, giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi, về lâm sàng không thể phát hiện được, phải thông tim phải, để đo áp lực động mạch phổi, hoặc ít nhất phải chiếu chụp X-quang, để xem cung mạch phổi nổi và đập, nếu phát hiện được ở giai đoạn này, điều trị còn hồi phục được, giai đoạn suy tim phải có hồi phục, có thể điều trị có kết quả tốt, giai đoạn suy tim toàn bộ không hồi phục, thì việc điều trị không có kết quả.

3. Tiến triển và tiên lượng bệnh.

Bệnh phổi mạn tính tiến triển từ từ, gây tổn thương chức năng và cấu trúc của phổi, dần dần dẫn đến suy hô hấp, suy tim phải rồi suy tim toàn bộ. Mặc dù có nhiều phương pháp hiện đại để điều trị, nhưng suy tim phải chiếm tỉ lệ Tu vong rất cao, khoảng 60 đến 70% trong đợt suy tim phải lần đầu, hay lần thứ hai. Tiến triển của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nhất là trường hợp bệnh nhân có được phát hiện, theo dõi và điều trị phù hợp hay không. Trong nhóm bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang tắc nghẽn thường tiến triển nhanh hơn. Sau một đợt bội nhiễm, bệnh lại tăng thêm, có trường hợp sau 5 năm đã bị suy tim phải. Bệnh hen phế quản có tiến triển chậm hơn, thể hen nhiễm khuẩn có tiến triển nhanh hơn thể hen dị ứng, có khi 20 đến 30 năm sau vẫn chưa bị suy tim. Trong nhóm bệnh phổi, hạn chế có liên quan đến cơ học của hô hấp, như gù lưng, vẹo cột sống, vừa gù lưng vừa vẹo cột sống, nếu không bị bội nhiễm phổi vẫn có thể sống lâu, mà chưa có dấu hiệu của bệnh tim phổi mạn tính, nhưng nếu có mắc thêm giãn phế quản, thì sẽ nhanh bị bệnh tim phổi mạn tính. Bệnh tắc mạch phổi tiên lượng rất xấu, nhưng ít gặp. Thực tế, những bệnh phổi mạn tính, gây suy tim nhanh khi có nhiều đợt kịch phát, nếu bệnh nhân được theo dõi và điều trị thì bệnh ổn định, có thể từ 10 đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa, mới có biến chứng suy tim.

4. Điều trị và phòng bệnh.

Trong điều trị, thực hiện chế độ nghỉ ngơi rất cần thiết, vì làm giảm công của tim, việc ứng dụng tùy thuộc vào mức độ suy tim. Khi thấy xuất hiện dấu hiệu khó thở, thì chỉ nên làm việc nhẹ, khi đã có dấu hiệu suy tim, cần giảm hoặc bỏ các công việc phải gắng sức. Nên nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm, nửa ngồi, để giảm sự chèn ép của các tạng trong ổ bụng lên cơ hoành, là cơ hô hấp chính. Cần ăn nhạt, vì chất muối NaCl làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, gây gánh nặng cho tuần hoàn, lượng muối NaCl đưa vào cơ thể, có thể tính theo lượng muối thải ra qua nước tiểu trong 24 giờ, theo dõi đều đặn cơ thể của bệnh nhân, trường hợp suy tim nặng và phù nhiều, thì chế độ ăn nhạt khắc khe hơn. Dùng Thu*c lợi tiểu, có tác dụng làm giảm gánh nặng tuần hoàn, bằng cách sử dụng các loại Thu*c theo chỉ định của bác sĩ. Thu*c trợ tim chỉ nên dùng khi có nhịp nhanh, và phải theo dõi mạch, vì có thể gây loạn nhịp tim, chỉ sử dụng trong giai đoạn suy tim còn hồi phục, không nên dùng trong suy tim không hồi phục. Thực tế, trường hợp suy tim do bệnh tim phổi mạn tính, việc dùng Thu*c trợ tim không quan trọng bằng Thu*c lợi tiểu, và các phương pháp kết hợp khác, như sử dụng oxy, nhất là trong những đợt suy hô hấp cấp tính, trong các bệnh phổi mạn tính thường có bội nhiễm, bệnh nhân ho và khạc đờm đặc màu vàng hoặc màu xanh, thì việc sử dụng kháng sinh phù hợp là rất cần thiết. Có trường hợp dùng Thu*c giãn mạch máu phổi, với hy vọng làm giảm áp lực động mạch phổi, nhưng chúng có tác dụng làm giảm oxy máu, vì có sự rối loạn về phân bố khí và máu trong phổi. Phương pháp chích máu rất ít dùng, và chỉ định khi hematocrit trên 60 đến 70%. Một số thể bệnh đặc biệt, như bệnh tim phổi mạn tính do hen phế quản, bệnh nhân bị xơ phổi, người bệnh béo bệu, dị dạng lồng ngực, gù lưng, vẹo cột sống, vừa gù lưng vừa vẹo cột sống, tắc động mạch phổi, vân vân, được chỉ định điều trị của bác sĩ, theo từng trường hợp cụ thể.

Trong phòng bệnh, trước hết phải phòng bệnh viêm phế quản mạn tính, bằng cách loại bỏ các yếu tố kích thích, như hút Thu*c lá và Thu*c lào, tránh môi trường có nhiều khói bụi, kể cả ở trong nhà lẫn các nhà máy, sử dụng các phương tiện phòng hộ, khi làm việc hoặc lao động có tiếp xúc với khói bụi, xây dựng các nhà máy, có hệ thống thoát khói bụi phù hợp ở vùng dân cư, điều trị tốt các đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính, điều trị các ổ nhiễm trùng ở vùng mũi họng, như viêm hạch hạnh nhân, viêm xoang có mủ, tập thở bằng cơ hoành khi hít vào và thở ra, cải thiện đời sống tinh thần và vật chất, như ở chỗ thoáng mát, tránh tổn thương về tinh thần, làm việc nhẹ hoặc nghỉ ngơi khi có dấu hiệu khó thở. Một vấn đề cần lưu ý, là bác sĩ phải tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh biết về bệnh lý của mình, để được theo dõi, điều trị khi cần thiết.

5. Lời khuyên của thầy Thu*c.

Như cơ chế bệnh sinh đã được nêu ở trên, các bệnh về phế quản và phổi mạn tính, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy tim phải, rồi suy tim toàn bộ, hay có thể nói, suy tim phải rồi suy tim toàn bộ, là hình ảnh cuối cùng của các bệnh về phế quản và phổi mạn tính. Bệnh có thể bắt đầu từ lúc nào không biết, và khả năng tiến triển chậm, nhưng cuối cùng sẽ dẫn đến nguy cơ Tu vong. Nếu biết cách phòng ngừa và điều trị tốt, các bệnh về phế quản và phổi mạn tính có hiệu quả, thì bệnh sẽ ổn định được nhiều năm, và có thể ổn định suốt đời. Nên nhớ rằng, mình có thể mắc bệnh tim do các bệnh phổi mạn tính, nếu không được phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời và phù hợp, chính vì vậy, mới có thuật ngữ gọi là bệnh tim phổi mạn tính.Thầy Thu*c ưu tú, bác sĩ: NGUYỄN VÕ HINH.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/benh-tim-phoi-man-tinh-n136299.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Theo dược học cổ truyền, bàng biển vị đắng, hơi chát, tính mát, có công dụng tiêu độc, trừ đàm, giáng nghịch, trừ ho, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hen phế quản, ho kéo dài, mụn nhọt, rắn cắn, giang mai, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp, các bệnh về da và trị giun.
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease, COPD) là bệnh phổi bao gồm cả hai bệnh trạng trên, thường gặp ở những người hút Thu*c lá, Thu*c lào nhiều năm.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY