Bệnh vảy nến có ngứa không, nên làm thế nào để giảm ngay cơn ngứa ngáy khó chịu nếu có là băn khoăn của rất nhiều người. Hiểu rõ các triệu chứng của vảy nến sẽ giúp việc phát hiện và điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn, tránh nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.
Dù chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh vảy nến nhưng thông qua các nghiên cứu có thể tạm cho thấy nó có liên quan đến yếu tố di truyền, rối loạn hệ thống chuyển hóa, rối loạn nội tiết tố, thừa cân hay cũng có thể do sự tấn công của các vi khuẩn qua những vết thương bên ngoài. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn kèm theo rất nhiều triệu chứng ngoài da khó chịu.
Bệnh vảy nến hầu như gây ngứa trên 70 – 90% người bệnh
Bệnh vảy nến có ngứa không là băn khoăn của rất nhiều người đang tìm hiểu về bệnh này. Tình trạng da bong tróc, đùn lên thành những mảng vảy trên da chính là tác nhân chính khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Đây đều là những tế bào da chế được đào thải ra do sự sản sinh các tế bào nhanh hơn mức bình thường và da không thể thực hiện quá trình lạo bỏ chúng tự nhiên như bình thường.
Tuy nhiên không phải hầu hết người bệnh đều gặp phải tình trạng ngứa ngáy khó chịu này. Các triệu chứng này thường chỉ chiếm khoảng 70 – 90% trường hợp. Những cơn ngứa ngày có thể từ mức độ nhẹ đến nặng, đôi khi khiến người bệnh không thể làm việc gì khác vì quá ngứa ngáy. Đồng thời các triệu chứng này cũng có thể kéo dài xuyên suốt cả ngày khiến người bệnh không thể tập trung làm bất cứ công việc nào khác.
Khu vực ngứa nặng nhất thường nằm ở bụng, ngực, tay, chân hay những nơi có nhiều nếp gấp. Thực tế các triệu chứng ngứa là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng lại sự tấn công của các dị nguyên, tình trạng viêm và nhiễm trùng. Tuy nhiên tình trạng ngứa ngáy tại đây không những không làm lành da mà còn làm tăng các tổn thương trên da hơn.
Đặc biệt nếu người bệnh gãi ngứa sẽ dễ làm da lâu hồi phục, tăng nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Vảy nến thể mủ là một trong những dạng gây ngứa rát trầm trọng nhất đồng thời dễ gây bội nhiễm. Các tổn thương trên da cũng có xu hướng kéo dài và lây lan nhanh hơn bình thường.
May mắn là với cơ chế phát bệnh từ vảy nến nên bệnh này không có xu hướng lây nhiễm cho những người xung quanh. Việc gãi ngứa làm rớt các mảng da chết không ảnh hưởng đến việc lây lan ra cộng đồng nhưng có thể khiến người người xung quanh cảm thấy khó chịu.
Bệnh vảy nến có ngứa không thì câu trả lời là có nhưng không hoàn toàn. Vẫn có những người không có cảm giác ngứa ngáy quá nhiều. Điều này có thể phụ thuộc vào các yếu tố như cơ địa hay dạng vảy nến. Tuy nhiên điều này có thể dễ khiến bạn nhầm lẫn với một số bệnh da liễu có các triệu chứng tương tự và khiến việc điều trị đi sai hướng. Tốt nhất người bệnh khi thấy có các triệu chứng bất thường nên nhanh chóng đi thăm khám với bác để được kiểm tra và xử lý chính xác nhất.
Bệnh vảy nến có ngứa không và nếu có thì nên điều trị thế nào để kiểm soát các triệu chứng tốt nhất. Dùng thuốc là một trong những phương pháp được hướng tới đầu tiên vì đem lại những hiệu quả vô cùng nhanh chóng. Tuy nhiên dù các loại thuốc Tây sẽ giúp kiểm soát các tác nhân gây bệnh nhưng lại kèm theo nhiều tác dụng phụ, vì vậy không được làm dụng nhiều vì có thể ảnh hưởng đến da và cả các cơ quan bên trong.
Để kiểm soát những cơn ngứa này thì quan trọng nhất người bệnh cần điều trị bệnh hoàn toàn. Thực hiện đúng phác đồ điều trị từ bác sĩ kết hợp với hướng chăm sóc tại nhà khoa học chính là biện pháp hàng đầu để giảm ngứa và điều trị bệnh dứt điểm.
Như đã nói mặc dù việc dùng thuốc có thể cho kết quả kiểm soát các triệu chứng tốt và nhanh chóng nhưng lại kèm theo rất nhiều tác dụng phụ. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi được thăm khám và có các chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, không nên tự ý dùng thuốc vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng các loại kem bôi sẽ làm dịu cơn ngứa và ngăn ngừa bội nhiễm da do vảy nến
Một số thuốc phổ biến thường được dùng để giảm các triệu chứng ngứa bao gồm
Trong dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc dân gian từ thảo dược đơn giản có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bên ngoài của vảy nến. Do có chiết xuất từ tự nhiên nên các bài thuốc này vô cùng an toàn, không gây tác dụng phụ nên có thể dùng cho nhiều trường hợp, nhiều cơ địa. Tuy nhiên cần chú ý rằng các bài thuốc này chỉ mang tính chất giảm ngứa, giảm triệu chứng, không mang tác dụng điều trị bệnh hoàn toàn.
Một số bài thuốc đơn giản bạn có thể thực hiện bao gồm
Hướng điều trị tại nhà cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm giảm các cơn ngứa liên quan đến vảy nến. Theo đó người bệnh nên chú ý các vấn đề sau
Người bệnh có thể hướng sự tập trung của mình qua thiền định để quên cảm giác ngứa ngáy, từ đó giảm các hành động gãi hay chà xát vào vùng da tổn thương
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn Bệnh vảy nến có ngứa không và cách xử lý tình trạng này. Sau điều trị bạn vẫn nên duy trì các phương thức chăm sóc tại nhà như trên để giảm tối đa nguy cơ bệnh tái phát khiến da ngày càng tổn thương trầm trọng hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Chủ đề liên quan: