Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không, cách phòng ngừa?

Nếu thắc mắc về vấn đề bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? làm sao để phòng ngừa? thì hãy tham khảo ngay bài viết để nhận được câu trả lời xác đáng...

đa phần những người bị viêm da tiếp xúc đều có chung thắc mắc là không biết liệu bệnh lý này có lây nhiễm không? bởi những tổn thương trên da nếu không chăm sóc tốt thường có xu hướng lan tỏa rộng và trở nên nghiêm trọng. thông tin được tổng hợp trong bài viết bên dưới sẽ lý giải cụ thể hơn về vấn đề này.

Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Giải đáp

Viêm da tiếp xúc là một dạng bệnh viêm da kích hoạt các triệu chứng phát ban đỏ, ngứa ngáy, nổi mụn nước khi trực tiếp tiếp xúc với các tác nhân kích ứng hay dị ứng. tác nhân có thể bao gồm: hóa mỹ phẩm, phấn hoa, ánh sáng mặt trời, kim loại, nọc độc côn trùng, mủ nhựa thực vật.

Sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích thì tổn thương da sẽ bắt đầu kích hoạt. các vết phát ban hay nốt mụn nước thường mọc khu trú hoặc rải rác ngay tại vùng da có tiếp xúc. đi kèm với đó là tình trạng nóng rát tại chỗ, sưng viêm, đau nhức và ngứa ngáy.

Nhiều người bệnh lo lắng không biết liệu bệnh viêm da tiếp xúc có nguy cơ lây nhiễm hay không? trao đổi với bác sĩ nguyễn thị lệ quyên – trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thu*c dân tộc về vấn đề này, bà cho biết:

“bệnh viêm da tiếp xúc thường liên quan đến các yếu tố như gen di truyền, cơ địa và hệ thống miễn dịch cùng với các tác nhân gây kích thích. chính vì thế mà bệnh sẽ không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

bạn không cần quá lo lắng nếu không may có tiếp xúc với vùng da bị bệnh của người bị viêm da tiếp xúc. thay vì lo lắng, hãy chú ý xây dựng lối sống khoa học, chăm sóc và bảo vệ da thật tốt để có thể phòng ngừa bệnh.

tuy nhiên, cần cẩn trọng hơn khi bệnh có kích hoạt bội nhiễm trên vùng da tổn thương. trường hợp có nhiễm trùng thì tổn thương da sẽ rất dễ lây lan nhanh sang các vùng da khỏe mạnh trên cơ thể người bệnh. đồng thời nếu có tiếp xúc trực tiếp qua da chạm da thì vi khuẩn và vi nấm cũng có thể lây sang người khác.

bệnh viêm da tiếp xúc không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại khiến da tổn thương và gây ra nhiều triệu chứng phiền toái. trường hợp sớm điều trị và chăm sóc tốt thì tổn thương da thường sẽ được cải thiện sau khoảng 2 – 4 tuần. còn nếu không nghiêm túc điều trị thì các vấn đề nghiêm trọng sẽ rất dễ phát sinh, cản trở quá trình chữa lành tổn thương da. bệnh còn có thể gây ra các biến chứng như viêm da thần kinh, nhiễm trùng, hoại tử da hay đẻ lại sẹo vĩnh viễn…”

Cần làm gì khi mắc bệnh viêm da tiếp xúc?

Khi bị viêm da tiếp xúc, để hạn chế tổn thương trên da và đẩy nhanh quá trình phục hồi, người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau:

1. Rửa sạch da sau khi tiếp xúc với dị nguyên

Ngay sau khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng như hóa chất, mỹ phẩm, mủ, nọc độc côn trùng… bạn cần rửa sạch da với nước sạch hay nước muối S*nh l*. biện pháp này sẽ giúp loại bỏ dị nguyên, làm dịu da và hạn chế mức độ thương tổn trên da.

Thực tế cho thấy, để dị nguyên tồn tại lâu trên da thường gây tổn thương sâu, các triệu chứng sẽ bùng phát mạnh và có xu hướng lan tỏa nhanh chóng. Tình trạng này sẽ khiến cho bệnh tiến triển phức tạp, khó điều trị và cần thời gian dài để có thể phục hồi hoàn toàn.

2. Kịp thời sử dụng Thu*c

Sau khi làm sạch da để loại bỏ dị nguyên, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách. sử dụng Thu*c được xem là liệu pháp điều trị chính đối với bệnh viêm da tiếp xúc.

Dùng Thu*c sớm sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, làm giảm ngứa ngáy, đau nhức, tránh tổn thương lan tỏa trên diện rộng. Cùng với đó là ngăn ngừa và ức chế tình trạng bội nhiễm kích hoạt trên vùng da tổn thương.

Ngoài ra, người bệnh cần dùng Thu*c đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo kết quả điều trị. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ phát sinh tác dụng phụ hay các tình huống rủi ro.

3. Chăm sóc và bảo vệ da

Bên cạnh việc dùng Thu*c thì bạn cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da khi bị viêm da tiếp xúc. chăm sóc tốt sẽ hỗ trợ khắc phục triệu chứng, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và tăng cường miễn dịch tự nhiên cho làn da.

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ da:

    Xác định và cách ly với các yếu tố nguyên nhân có khả năng làm bùng phát bệnh. Tiếp tục tiếp xúc với các yếu tố này có thể sẽ khiến tổn thương da nặng nề, làm tăng nguy cơ trợt loét và bội nhiễm.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc

Để ngăn ngừa bệnh viêm da tiếp xúc bùng phát, cần thực hiện tốt những biện pháp dưới đây:

    Sau khi tiếp xúc với nọc độc côn trùng hay mủ thực vật, cần nhanh chóng rửa sạch bằng nước và xà phòng kháng khuẩn để làm giảm nguy cơ gây tổn thương da.

Bài viết đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bị viêm da tiếp xúc có lây không? đồng thời chỉ ra cách xử lý cũng như phòng ngừa bệnh lý này. nếu sớm phát hiện, điều trị và chăm sóc đúng cách thì tổn thương da sẽ nhanh chóng được cải thiện. cùng với đó, dự phòng tốt sẽ ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tái diễn.

Có thể bạn quan tâm:

    Các loại Thu*c trị viêm da tiếp xúc và lưu ý khi dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-viem-da-tiep-xuc-co-lay-khong)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY