Bếp ăn khu cách ly trường quân sự bộ tư lệnh thủ đô nằm bên cạnh khu vực cách ly. không trực tiếp phục vụ những công dân cách ly nhưng những cán bộ, nhân viên ở bếp ăn cũng âm thầm “chiến đấu” với khối lượng công việc hàng ngày, vất vả không kém những nhân viên, chiến sỹ đang trực tiếp làm nhiệm vụ trong khu cách ly.
Đại uý trương thuý hằng, quản lý bếp ăn trường quân sự bộ tư lệnh thủ đô cho biết, thời điểm hiện tại, mỗi một ngày bếp phục vụ khoảng 1.000 suất ăn mỗi bữa trong 3 bữa (sáng, trưa, tối). đối với các trường hợp trẻ nhỏ bếp sẽ hỗ trợ nấu cháo, những người già thì bếp sẽ phục vụ suất ăn riêng theo nhu cầu có thức ăn mềm dễ ăn như thịt băm, đậu, trứng,…
Bếp ăn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ nguồn thực phẩm cho đến khâu chế biến, đóng gói chia nhỏ thành từng suất. Khi thực phẩm đưa đến, bếp phải thực hiện kiểm tra theo từng khâu, từng bước, đúng tiêu chuẩn sạch, tươi ngon hàng ngày. Đối với việc thực hiện nhiều suất ăn với tần suất 3 bữa/ngày, các nhân viên, chiến sỹ của bếp phải thực hiện công việc liên tục, từ khoảng 3 giờ sáng đến 7-8 giờ tối. Những ngày đầu tiên, người cách ly đến liên tục không kể giờ giấc.
Có những hôm người cách ly tới vào tối muộn, 22 giờ vẫn tiếp nhận những trường hợp mới nên bộ phận hậu cần phải trực và báo thêm suất ăn cho bữa ngày mai. đến thời điểm này, lượng người trong khu cách ly đã ổn định nên bếp ăn cũng đỡ vất vả hơn, hạn chế được phần trực buổi tối.
Đại uý Hằng chia sẻ thêm, dù vất vả nhưng các nhân viên, chiến sỹ của bếp luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bởi bếp luôn được các thủ trưởng cấp trên quan tâm, tạo điều kiện. Công dân cơ bản họ đều hiểu và thông cảm, đều hiểu bếp đang phục vụ cho số lượng người rất lớn.
Về những khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ, đại uý hằng cho biết, đa phần đội phục vụ ở bếp đều là nữ, chị em đều có gia đình, con nhỏ nhưng chị em cũng phải làm việc trong này thời gian tương đối dài - điều này cũng ảnh hưởng một phần đến sinh hoạt gia đình. thêm nữa, lần cách ly này không giống với những lần trước, công dân phải nộp tiền ăn nên bếp ăn phải lên thực đơn phù hợp với số tiền của công dân. đồng thời, cũng phải cân đối thực đơn trong từng bữa sao cho đủ chất dinh dưỡng.
Trong đợt cách ly này, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô tiếp nhận nhiều người già, trẻ nhỏ, người có bệnh lý và có cả phụ nữ mang bầu. Theo đó, ngoài việc hoàn thành các suất ăn đúng theo thực đơn, bếp phải cân đối và hỗ trợ bữa ăn riêng cho những công dân “đặc biệt”.
Đối với các cháu nhỏ, bếp sẽ phục vụ cháo. hoặc đổi bữa mỳ tôm nếu người nhà của các cháu yêu cầu. nếu các cháu muốn ăn sữa chua, bếp cũng có căng tin hỗ trợ các cháu. với một số bà bầu, cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, theo yêu cầu, thì bếp sẽ hỗ trợ thêm phần ăn mỗi bữa. “mỗi sáng chị luộc giúp em 2 quả trứng thì mình cũng sẵn lòng”, đại uý hằng nói. còn đối với các cụ già, bếp ăn sẽ lựa chọn thực đơn đa phần là các món ăn mềm… để các cụ dễ ăn.
Với số lượng suất ăn lớn như thế, bếp ăn phải nấu từ sớm, sau đó chia vào từng hộp. ví dụ như bữa trưa, bếp phải chuẩn bị chế biến ngay từ thời điểm hoàn thành xong bữa sáng, tầm 9 giờ 30 là thực hiện chia cơm. sau đó, 10 giờ 30 là giao cơm cho đội nhân viên, chiến sỹ phục vụ trong khu cách ly. chính vì vậy, khi cơm đến tay người dân, có thể không còn được nóng hổi. nhưng người dân luôn tỏ ra thông cảm với bếp và họ cũng hiểu, ở trong khu cách ly nên điều kiện không thể như ở nhà.
Trò chuyện thêm với phóng viên, chị lê thị hương, nhân viên bếp ăn cho biết, khâu đóng gói chia thành từng suất là lâu nhất. bởi không chỉ chia cơm và thức ăn, nước mắm và canh cũng phải thực hiện đóng gói hộp riêng cho từng suất ăn.
Chị hương nói thêm, công việc ở bếp tuy vất vả và nhiều việc không tên nhưng họ luôn được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chiến sỹ. khâu vận chuyển cơm lên khu cách ly là khâu vất vả nhất nhưng các chiến sỹ của khung quản lý cách ly thực hiện toàn bộ khâu này. sau khi hoàn thành bữa ăn, chị em phụ trách dọn dẹp bếp.
Chị hương cho biết, khu cách ly có những nét đặc biệt riêng và cũng chính vì thế mà nơi đây cho chị và các chị em trong bếp những kỷ niệm khó quên. kỷ niệm đáng nhớ nhất là việc phải chuyển cơm 2 lần. đó là lần đóng gói suất ăn, các chị nhà bếp đã ghi rõ từng phòng, cho túi riêng nhưng cũng có sơ suất là giao nhầm hoặc người dân lấy nhầm. vì là khu cách ly, các nhân viên của bếp không thể “chạy vào tận nơi” để kiểm tra như những bếp ăn khác. phương án duy nhất đưa ra là làm thêm suất cơm để gửi lên cho người dân.
“Sau lần đó, chúng tôi cũng rút kinh nghiệm về việc đánh dấu ghi số phòng rõ và dặn các chiến sỹ cụ thể, tránh việc giao nhầm cơm”, chị Hương cười.
Đứng phía bên ngoài làm nhiệm vụ canh gác khu cách ly là trung uý phạm tùng. tùng kể với chúng tôi: “em đứng gác tại khu vực này hàng ngày, được chứng kiến công việc của anh chị em phụ trách bếp ăn nên rất hiểu những vất vả của các anh chị. có hôm, trong suất cơm có món trứng kho, các anh chị gần như không ngủ để bóc 1.000 quả trứng phục vụ bà con”.
Còn với đại uý trương thuý hằng, đây là lần thứ hai chị tham gia nhiệm vụ tại bếp ăn của khu cách ly. lần này dịch covid-19 diễn biến phức tạp hơn nhưng tinh thần làm việc của chị em trong bếp luôn được giữ vững. những chị em làm việc ở đây đều có hậu phương vững chắc để có thể yên tâm công tác. như chị hằng, gia đình chị có ông bà hỗ trợ trông cháu, chồng cũng là bộ đội nên rất thông cảm và thấu hiểu cho công việc của chị.
Chị Hằng cho biết thêm, khi công tác trong khu vực này, chị thương nhất là các cháu nhỏ nên chị luôn coi các cháu như con của mình. Người thân của các cháu có nhờ giúp gì chị cũng cố gắng hỗ trợ, đặc biệt là về các suất ăn cho các cháu. Chị Hằng luôn mong muốn các cháu ăn được, ngủ được, giữ sức khoẻ chờ đến ngày hết cách ly.
Đại uý Trương Thuý Hằng kể, hình ảnh chị nhớ nhất là khi công dân hết thời hạn cách ly được ra về. Mọi người đều dành những tình cảm hết sức đặc biệt cho những người phục vụ, những cái bắt tay, những giọt nước mắt thay cho những lời tạm biệt. Hết sức xúc động. “Đây sẽ là một nhiệm vụ đáng nhớ trong cuộc đời quân ngũ của mình”, chị Hằng xúc động nói.