Anh Nguyễn Thắng, 40 tuổi - chồng chị làm tại một công ty thực phẩm, thường đưa hàng đến các đại lý khắp thành phố. Đầu tháng 3, Covid-19 bùng phát ở Hà Nội, lo chồng có thể bị vô tình lây nhiễm do hàng ngày tiếp xúc với nhiều khách hàng, chị ra "tối hậu thư": Hai ngủ riêng.
Ban đầu anh Thắng không đồng ý. Nhà đi thuê 20m2 chỉ có một phòng ngủ. "Nếu ngủ riêng thì nằm đất à", anh gắt. Tối đó, dù vẫn nằm chung giường, nhưng vợ và con trai 2 tuổi nằm sát tường, "bức tường biên giới" là một cái gối ôm. Thằng bé đòi bố nhưng chị nhất quyết giữ lại.
Hôm sau, đọc tin một em bé vài tháng tuổi tại Hàn Quốc nhiễm nCoV từ bố, chị Hạnh bảo chồng sẽ đưa con về nhà ngoại cách đó 20 km để chống dịch. Anh Thắng đành xuống nước, chấp nhận ngủ riêng.
Để tránh tiếp xúc với vợ con, theo chỉ thị của chị Hạnh, ngay khi đi làm về, anh phải đi thẳng vào phòng tắm, vệ sinh kỹ càng, đeo khẩu trang rồi mới được tiếp xúc với con. Tối kê giường gấp ra gian ngoài ngủ.
"Tôi cũng thương chồng, biết giải pháp này cũng khó khả thi, nhưng phòng được chút nào hay chút đó", chị nói.
"căng thẳng hơn cả dính virus" vì vợ phòng bệnh quá kỹ lưỡng .
Đầu tháng 3, nghe bạn bè, chị Kim Oanh, 33 tuổi, vợ anh ra chợ mua 5 kg bồ kết về xông khắp nhà. "Vũ khí diệt virus đấy, đừng đùa", chị nói với chồng trước khi nhóm giấy đốt bồ kết xông phòng ngủ. Khói bốc lên nghi ngút, chồng chị ho sặc sụa, phi thẳng từ phòng ngủ ra ngoài thở. "Nghĩ lại đến sợ, ho như ngạt khói vì cháy nhà", anh Dũng nói.
Anh phản đối phương pháp dân gian nhưng rất ít tính khoa học này thì vợ không nghe. Cũng chẳng muốn không khí gia đình căng thẳng vì cãi vã, nên anh im lặng. Sau vụ hun khói, chị Oanh sắm một chiếc bếp xông bồ kết được làm từ đất nung thay vì đốt trực tiếp.
Hai tuần nay, chị đều ở nhà. Được người bạn mách, uống nước trà sả được làm từ trà xanh, chanh và củ sả giúp tăng cường miễn dịch. Ngay lập tức, ngày ba bữa, chị tự pha rồi bắt chồng uống, kèm thêm ăn tỏi sống.
Hai hôm liền, chồng chị có những cơn đau ở vùng thượng vị. Khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán: "Có thể do uống quá nhiều trà sả vào lúc bụng rỗng nên mới bị đau như vậy", anh Dũng dẫn lại lời bác sĩ. Từ hôm đi khám về, anh bỏ ngay thức uống chống virus của vợ.
"Chẳng có Thu*c tiên nào chống được virus đâu. Cứ ăn uống đủ chất, tập luyện thường xuyên và ở nhà thì chẳng con virus nào tấn công được hết", anh nói với vợ. Chị Oanh cũng đã biết sợ nên không dám ép chồng.
Những ngày nghỉ ở nhà, không đi làm được nên kinh tế gia đình anh Dũng chật vật hơn. Bà giúp việc xin nghỉ từ tháng trước, hai chăm sóc hai cậu con trai. Vì vợ vẫn phải làm việc nên anh đảm nhiệm công việc trông con, lại phải lo cơm nước, giặt giũ hằng ngày.
"Con phá như giặc, vợ thiếu tiền, tù túng nên chả may vỡ cái chén cũng cáu kỉnh, cãi vã. Chỉ mong hết dịch đi làm, chứ không thế này thì bế tắc quá", anh Dũng nói.
Chị Phạm Phương Thảo, 33 tuổi vứt phịch hai túi quần áo, giấy vệ sinh, khẩu trang, lương khô... xuống đất, lườm chồng: "Giờ này còn đùa được nữa hả". Anh Hổ rối rít xin lỗi, vợ vẫn làm mặt lạnh.
Lúc anh Hổ về tới nhà là 9h sáng, hai con gái 5 tuổi và 3 tuổi đang xem tivi tranh nhau ra mừng. Bọn trẻ quấn ba, đứa lớn sà vào lòng anh "Ba cột tóc cho con", đứa bé cũng kéo tay "Ba ơi bồng con". Mất một hồi loay hoay, ông bố mới giải quyết hết nhu cầu cá nhân của ba cha con. "Vợ tôi giận, cứ lấy cớ ngồi trên giường bấm điện thoại cho đã, nhất quyết không chịu làm gì nên tôi phải vừa chăm con, vừa nấu nướng", anh thở dài.
Biết mình gây lỗi trước, anh chồng kéo đống đồ chơi ra cho hai con gái tự chơi, xắn tay vào bếp. Anh làm món tủ vợ thích để giảng hòa. "Không có lần sau đâu đấy", Thảo liếc yêu chồng, rồi ngồi vào bàn ăn.
Là lái xe đường dài, thời gian ở nhà ít ỏi nên anh khá chiều con, chăm vợ. Tụi nhỏ vì vậy mà cũng quấn ba hơn mẹ. "Ba chúng đi làm thì thôi chứ về đến nhà thì việc lớn nhỏ gì lũ trẻ cũng đòi ba làm hết. Cột tóc, sấy tóc, bón cơm, thậm chí đổ bô...", chị Thảo vui kể.
Nghỉ học ở nhà suốt hơn hai tháng trời, lại không được đi chơi, nhân lúc ba về, bọn trẻ bày đủ trò bắt anh Hổ chơi cùng. Chiều ngày đầu tiên của tháng 4, anh khệ nệ bê phao bơi trong kho ra bơm cho con tắm. Tụi nhỏ nô đùa, 3 cha con khoát nước tứ tung ra sân, cười vui giòn giã. "Đợt này nghỉ cách ly xem như là thời gian bù đắp cho vợ con thời gian không ở nhà", anh nói.
Đến tối, ban quản lý tòa nhà thông báo, nhân viên vệ sinh tạm thời không đi thu gom rác, các gia đình phải tự mang đến điểm tập kết. Điều khoản "đổ rác" chưa có trong cam kết nên hai vợ chồng phải phân định bằng "oẳn tù tì". Kết quả là anh Minh phải mặc áo mưa, đeo găng tay, khẩu trang, đội mũ xách túi rác ra khỏi nhà. Lúc về lại phải đứng ngoài cho bay virus theo yêu cầu của vợ.
Dù không đến công ty, anh Minh vẫn phải làm việc tại nhà. Công việc của một kỹ sư cầu đường buộc anh phải tập trung cao độ, nhưng vợ nửa tiếng lại gọi điện cho một người quen hỏi thăm sức khỏe. Nhắc mãi vợ không rút kinh nghiệm, anh cáu, dù biết vi phạm cam kết. Vợ dỗi, đùng đùng lao ra khỏi phòng, rồi lại quay vào khi nhớ ra đang phải cách ly xã hội. "Chiến tranh lạnh nổ ra ngay ngày đầu. Mai tôi sẽ xin vào công ty làm để tập trung hơn, tránh gây sự với vợ", anh nói.
Với các cặp vợ chồng có xu hướng hay cãi nhau từ trước, đây là cơ hội để tự điều chỉnh bản thân. "Hãy học cách ‘ngừng lại’. Dành một khoảng lặng để cảm nhận suy nghĩ, mong muốn của mình và đặt mình vào vị trí của đối phương để thấu hiểu", chuyên gia nói.
Để giải quyết mâu thuẫn, vợ chồng nên nhường nhịn nhau, mỗi bên giảm nguyện vọng của mình một chút. Cả hai có thể tranh thủ kiến tạo lại không gian sống giúp cải thiện bầu không khí trong gia đình. Nếu nói chuyện trực tiếp không hiệu quả, nên viết ra hoặc nhắn tin.