Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Bi kịch cuộc đời những trinh nữ Tây Phi

(MangYTe) - Bất chấp lệch cấm và sự vận động từ các tổ chức nhân quyền thế giới, việc thực hành nghi lễ Trokosi - gửi trinh nữ đến các đền thờ làm nô lệ vẫn diễn ra trong suốt nhiều thế kỷ. Các trinh nữ được đưa đến đây với trách nhiệm phục vụ các thầy tế, trở thành nô lệ để đền tội cho một thành viên nào đó trong gia đình.

Vào năm 2016, nữ đạo diễn leila djansi đã cho ra mắt bộ phim “like cotton twines” để kể về tập tục trokosi tại quê hương ghana của cô. bộ phim đã được đề cử cho “phim viễn tưởng hay nhất thế giới” tại liên hoan phim los angeles.

Trong phim, nam diễn viên Jay Ellis thủ vai một giáo viên người Mỹ ở một ngôi làng hẻo lánh ở phía Đông Nam Ghana. Anh đặc biệt quan tâm đến một trong những học sinh đầy triển vọng của mình sau khi biết cô bé 14 tuổi sẽ phải nghỉ học để đi làm nô lệ cho một đền thờ ở địa phương. Cô bé phải làm vậy vì lỗi lầm gì ư? Câu trả lời là em chẳng có lỗi gì cả mà người gây ra tội ác là cha của em...

Nguồn gốc của hủ tục

Việc trao các cô gái còn trinh cho các vị thần là một phần của nhiều tôn giáo cổ đại. ở tây phi, tục lệ này đã tồn tại ít nhất vài trăm năm. các hủ tục tương tự được tìm thấy trong triều đình của vương quốc dahomey (1600-1904, hiện nay là cộng hòa benin) vào thế kỷ 18 và 19. những người vợ, nô lệ và trên thực tế là tất cả những người có quan hệ với hoàng gia dahomey đều được gọi là “ahosi”, từ “aho” có nghĩa là “vua”, và “si” có nghĩa là “thuộc hạ”.

Theo một ước tính, có từ 5.000 đến 7.000 ahosi sống trong cung điện ở Abomey, và không có đàn ông nào sống ở đó ngoại trừ vài trăm hoạn quan được giao nhiệm vụ kiểm soát phụ nữ. Sau khi mặt trời lặn, không một người đàn ông nào được phép vào cung điện ngoại trừ nhà vua. Nhà vua kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống và thậm chí cả cái ch*t của các ahosi.

Theo ghi chép của alfred burdon ellis (1852-1894) về sự tồn tại của nghi thức dâng tế con gái còn trinh ở đế chế dahomey vào năm 1879, những người phụ nữ sau khi được hiến tế đều phải sống và chăm sóc đền thờ của các vị thần.

Các Trokosi dám bỏ trốn sẽ bị trừng phạt vô cùng tàn khốc.

Tuy nhiên, hoạt động chính của họ là trở thành nô lệ T*nh d*c của các thầy tế - người đại diện cho các vị thần ngay tại khu vực đền thờ và cung điện. vì cung điện là trung tâm của đời sống tôn giáo và là nơi thực hiện các nghi lễ hiến tế và thờ phụng tổ tiên. các trinh nữ dần sống cuộc sống của một trokosi hoàn toàn được điều khiển bởi một thầy tế trong ngôi đền.

Khi di cư vào Tây Phi, tập tục này đã lan rộng ở các quốc gia Cộng hòa Ghana, Cộng hòa Togo, Cộng hòa Benin, nơi có những tộc người Ewe và Fon sinh sống. Trong tiếng Evegbe, tên gọi Trokosi có thể hiểu là “nô lệ của thần linh”. Tín ngưỡng truyền thống của người Ewe là Voodoo, thờ phụng linh hồn. Họ quan niệm mọi vật trên thế gian đều có hồn và vị thần tối cao cai quản mọi linh hồn chính là Nữ thần Mawu - một người phụ nữ được xem là người hiền từ, bao dung, đức độ.

Người Ewe quy định con gái từ 10 tuổi trở lên có nghĩa vụ thay cha ông đền tội. Ví dụ, nếu một người đàn ông Ewe phạm phải tội lỗi như trộm cắp, ngộ sát... anh ta sẽ phải hiến con gái mới lớn của mình vào đền thờ, làm nô lệ cho thần linh.

Người ewe tin rằng chỉ khi cống nộp thể xác một cô gái trinh nguyên trong gia đình cho thần linh thì tội lỗi mới có thể được gột rửa, tránh khỏi sự trừng phạt của các lời nguyền bí hiểm. năm 2008, phong tục này vẫn còn được áp dụng tại ít nhất 12 ngôi đền ở ghana và hàng chục ngôi đền khác tại togo và benin với số nạn nhân tế thần tổng cộng khoảng 10.000 trokosi.

Tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất, nô lệ ấy phải là một cô gái còn trinh nguyên, tốt nhất là còn trẻ để cô ấy có thể sống đủ lâu để “trả nợ” cho hành vi sai trái của người thân trong gia đình. Nếu cô gái đó ch*t bất ngờ thì gia đình đó phải tìm một cô gái khác để thay thế.

Cuộc sống địa ngục

Các Trokosi được hiến tế hầu hết đều dưới 18 tuổi, thậm chí có những bé gái được dâng cho thần linh khi mới chỉ 2 tuổi. Đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên, những em bé ấy thực sự trở thành nô lệ tế thần đúng nghĩa với buổi lễ công nhận chính thức. Sau đó như tập tục lâu đời, thầy tế bắt đầu “có quyền” ăn nằm với các bé gái bất cứ khi nào ông ta muốn.

Khi Enyonam Tordzro (sống tại Cộng hòa Ghana) 18 tuổi, cha mẹ cô đưa cô đến một ngôi đền ở Tsaduma, cách ngôi làng của họ vài giờ đi xe tải. “Họ nói rằng tôi cần phải đến đó để chuộc tội cho ai đó trong gia đình”. Enyonam (hiện đã 42 tuổi) nhớ lại rằng khi bị đưa đến đền cô bị lột hết quần áo. Cô trở thành một Trokosi - vợ và nô lệ của thần chiến tranh trong đền thờ.

“Tôi không có quần áo, chỉ có một mảnh vải để che chỗ kín và tôi phải đeo một sợi dây quanh cổ. Tôi là người thấp nhất trong số những người hầu”. Enyonam là một trong số 200 Trokosi của một thầy tế trong ngôi đền đó.

Một ngày mới của Enyonam bắt đầu vào 4h sáng, cô phải đi lấy nước, quét dọn khu nhà, làm việc cho đến tận chiều tối. Những thầy tế không cho các Trokosi quá nhiều thức ăn. Họ phải nhịn đói để làm việc, các Trokosi không có sự đồng cảm với nhau. Họ coi nhau là đối thủ để giành giật thức ăn và gây sự chú ý của các thầy tế để có được cuộc sống thoải mái hơn. Tất cả những người như Enyonam nếu có con với thầy tế thì đều phải tự mình chăm sóc chúng mà không có bất cứ sự giúp đỡ.

Các Trokosi sống trong cảnh đói khát, chật hẹp.

Các Trokosi lao dịch không chỉ trên các cánh đồng, trang trại, đem thu nhập kinh tế về cho nơi thờ phụng mà còn bị các thầy tế vắt kiệt sức lực, không trả một xu. Thậm chí, một số người còn bị đánh đập tàn nhẫn, đối xử vô cùng tệ bạc.

Dù chịu nhiều đau đớn cả về thể xác và tinh thần nhưng các Trokosi hầu hết đều không dám bỏ trốn. Bởi họ tin rằng, các vị thần có quyền năng tìm kiếm những kẻ sai trái và trừng phạt họ. Nếu những người Ewe cảm thấy có sự bất công thì sẽ đến đền thờ và đặt lời nguyền lên người phạm tội để họ sẽ bị trừng phạt bởi các vị thần. Những lời nguyền này có nhiều hình thức, những căn bệnh kỳ lạ, những cái ch*t không rõ nguyên nhân, những căn bệnh nan y hoặc những cái ch*t liên tiếp trong một gia đình. Vì vậy hầu hết những Trokosi không dám chạy trốn khỏi các đền thờ.

Còn nếu trokosi nào dám cả gan bỏ trốn mà bị bắt lại thì sẽ phải hứng chịu những trận đòn kinh hoàng. chính vì thế mà nhiều phụ nữ tế thần trong một số ngôi đền ở ghana vẫn cắn răng chịu đựng và cống nạp thân xác để “trả giá” cho một sai lầm hay tội lỗi mà người thân trong gia đình đã phạm phải. có trokosi được trả tự do sau khi phục vụ một số năm cụ thể (thường là 3-5 năm) và có những người cam kết suốt đời.

Thập niên 1980-1990, nhiều cha xứ châu âu và các nhà báo ghana liên tục lên án bản chất tàn bạo của trokosi. các tổ chức bảo vệ trẻ em ghana cũng vào cuộc, gây sức ép đòi hỏi chính phủ phải đưa ra giải pháp chấm dứt triệt để. năm 1998, chính quyền ghana ban hành luật cấm trokosi, phạt tù 3 năm những ai vi phạm nhưng vẫn không có tiến triển đáng kể. theo số liệu của liên hiệp quốc, đến năm 2015, vẫn còn khoảng 3.000 phụ nữ bị bắt làm nô lệ ở ghana vì phong tục trokosi.

Vũ Lành (t/h) / Pháp luật 4 Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo pháp luật (https://baophapluat.vn/4-phuong/bi-kich-cuoc-doi-nhung-trinh-nu-tay-phi-549186.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY