Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bị rắn hổ mang chúa cắn, phải sơ cứu thế nào?

(MangYTe) - Theo bác sĩ, cần sơ cứu cho người bị rắn cắn bằng cách không để họ tự đi lại, bất động chân tay, băng ép vết cắn bằng nẹp rồi chuyển tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Theo ts.bs nguyễn trung nguyên - giám đốc trung tâm chống độc bệnh viện bạch mai, hiện việt nam có rất nhiều loại rắn độc và mỗi loại có cơ chế gây độc khác nhau. vì vậy tùy theo loại rắn độc mà có biện pháp sơ cứu cũng như hướng điều trị khác nhau.

Trong trường hợp gặp nạn nhân bị rắn cắn, mọi người cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách, làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào cơ thể chậm hơn và ít hơn. tiếp đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu).

Bs nguyên cũng chỉ ra các bước sơ cứu nên làm là, động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng, không để bệnh nhân tự đi lại; bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).

“mọi người cần áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường; vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động.

Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay..)”, BS Nguyên nói.

Bs nguyên cũng cho biết, sai lầm lớn nhất khi sơ cứu nạn nhân bị rắn cắn là cứ loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu. chỉ đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) thì mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế. “lúc này, độc tính đã sâu, tình trạng bệnh nhân nặng, rất khó khăn cho quá trình điều trị”, bs nguyên nhấn mạnh.

Khoảng 8h ngày 19/8, bệnh viện đa khoa tỉnh tây ninh tiếp nhận bệnh nhân p.v.t. (38 tuổi, ngụ huyện tân châu, tỉnh tây ninh) nhập viện trong tình trạng bị rắn hổ mang chúa cắn.

Khi nhập viện, bệnh nhân này còn giữ nguyên "hiện trạng" là con rắn hổ mang chúa còn sống, dài gần 3m, nặng gần 5kg quấn quanh khuỷu tay.

Đại diện bệnh viện cho biết, bệnh nhân bị rắn hổ mang chúa cắn vào đùi, sau đó chụp được phần đầu rắn, tự ga-rô vết thương và mang cả con rắn tới bệnh viện để cấp cứu.

Phạm Quý

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/bi-ran-ho-mang-chua-can-phai-so-cuu-the-nao-ar565022.html)

Tin cùng nội dung

  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY